Học tập đạo đức HCM

Câu chuyện làng quê

Chủ nhật - 23/08/2015 22:49
Công nghiệp hóa nông nghiệp ở nông thôn và xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn, đã được triển khai trong nhiều năm. Tuy nhiên, mức độ thành công đến đâu lại là một vấn đề. Trước áp lực đô thị hóa ngày càng mạnh mẽ thì việc nông thôn phải vượt lên là rất rõ ràng. Nhưng, một điều cần phải nói ở đây là vai trò người trẻ ở làng ra sao trong cuộc chuyển mình có tính bước ngoặt này.

Tại một cuộc hội thảo mới đây do Ban Kinh tế Trung ương tổ chức với chủ đề công nghiệp hóa nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nhiều ý kiến của giới chuyên gia, nhà quản lý đã chỉ ra những bất cập, chững lại, có khía cạnh còn bộc lộ tụt hậu của việc công nghiệp hóa ở nông thôn. Nói dễ hiểu thì đó chính là việc áp dụng mô hình sản xuất tập trung (kể cả việc tích tụ ruộng đất), việc đưa tiến bộ khoa học - kĩ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi; việc phát triển quan hệ hàng hóa thương mại, dịch vụ ở làng… Những điều đó cần phải được nhìn nhận cụ thể, rõ ràng hơn để có được giải pháp hiệu quả.

Trong Hội thảo, ý kiến của GS.TS Nguyễn Hữu Khiển là rất đáng chú ý khi ông cho rằng, do người dân bị thu hồi đất, thiếu việc làm, lại có những khoản tiền đền bù, nên từ chỗ vốn là “chân chỉ hạt bột” khi có số tiền lớn đã sử dụng không đúng; đặc biệt là lối sống ngoại lai đang tác động (một phần đến từ các khu công nghiệp gần làng) nên đã làm cho một bộ phận thanh niên- lực lượng lao động chủ lực ở nông thôn bị biến chất trái với đặc điểm sống, lao động của họ. “Lực lượng chủ lực” có vấn đề thì tất nhiên chủ trương công nghiệp hóa nông nghiệp ở nông thôn sẽ gặp khó khăn.

Vai trò người trẻ ở làng là rất quan trọng. Thanh niên sức dài vai rộng, có kiến thức, có khả năng tiếp thu cái mới, dám nghĩ dám làm. Họ là lực lượng lao động đặc biệt quan trọng ở làng. Họ cũng chính là sinh khí mới của làng quê. Tuy nhiên, người trẻ ở làng lại cũng đang phải đối diện với những khó khăn, thách thức.

Trước hết, nói như GS Nguyễn Hữu Khiển thì đó chính là thách thức về lối sống. Tác động qua lại của văn hóa, trong đó có lối sống là không thể tránh khỏi. Người ta không thể đóng cửa ru rú trong nhà để tránh “độc hại”, quan trọng là phải biết chọn lọc, biết tiếp thu và biết loại bỏ. Thanh niên nam nữ ở những ngôi làng trên đất nước này vốn hiền lành, mộc mạc, chân chất. Nhưng cuộc sống đã thay đổi và họ đã khác trước. Hiện tượng lai căng, đua đòi… không hiếm. Nó không phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện sống của họ. Từ đó nảy sinh chuyện chán làng, chán nghề nông.

Thanh niên tham gia làm đường trong phong trào xây dựng nông thôn mới.

Nhiều người trẻ ở làng nhưng hồn vía mãi tận đâu đâu, chỉ nhăm nhắm thoát khỏi lũy tre làng. Bỏ cả cây đa, bến nước, sân đình… Cách đây không lâu, lãnh đạo tỉnh Bình Phước tổ chức một buổi đối thoại xung quanh vấn đề đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên, đặc biệt là thanh niên nông thôn, sinh viên sau khi ra trường.

Một cán bộ Huyện đoàn Bù Đăng nêu vấn đề: Lao động phổ thông, thanh niên cử tuyển, thi đậu các trường đại học, cao đẳng, trung cấp sau khi ra trường chưa có việc làm, khó xin việc, vì sao diễn ra tình trạng này? Còn một đại diện khác của Thị đoàn Phước Long lại bày tỏ băn khoăn trước việc các ngành nghề phổ thông do Nhà nước hỗ trợ đào tạo không có đầu ra nên không thu hút được thanh niên tham gia. Không khảo sát kĩ lưỡng nhu cầu đào tạo nghề của thanh niên nên nhiều nghề… trậc lấc! Trong khi đó, khát vọng đại học có thể coi là cháy bỏng trong thanh niên, rất ít người nghĩ tới chuyện học nghề, bất chấp việc tốt nghiệp đại học rồi cũng gần như thất nghiệp.

Nếu ở làng, họ phải có nghề để tăng thu nhập cùng với trồng trọt, chăn nuôi. Đẩy mạnh công nghiệp hóa ở nông thôn, xây dựng nông thôn mới thì đời sống phải khá giả lên, chứ không chỉ thu nhập từ con gà thả vườn, tạ thóc ngoài ruộng. Nhưng cách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn vẫn đã và đang diễn ra không giúp được cho họ.

Quan trọng nhất là trách nhiệm trên vai người trẻ ở làng trong việc tiếp thu và việc ứng dụng khoa học - kĩ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi thì họ lại không được “học nghề”. Vì thế, ở khâu này đã xảy ra chuyện ùn tắc. Hóa ra, lỗi không thuộc về người bàn giao tiến bộ khoa học - kĩ thuật mà cũng không thuộc về người tiếp nhận. Vậy “cái thằng lỗi” ấy nằm ở đâu?

Cũng có thể dẫn ra đây thêm một ví dụ cho thấy cái khó cho thanh niên nông thôn. Đó là câu chuyện ở huyện Quế Sơn, Quảng Nam, tất nhiên cũng không chỉ ở  riêng Quế Sơn. Thanh niên ở huyện này ngày một ít bởi xu hướng rời quê hương đi làm ăn xa ngày càng nhiều. Có nơi hơn một nửa số thanh niên rời quê, chỉ có ngày Tết mới trở về nhưng cũng chỉ được vài ngày Tết rồi lại tiếp tục ra đi.

Nhiều tổ chức Đoàn ở cơ sở không quản lý được số đoàn viên, thanh niên này nên có tổ chức các hoạt động cũng không có đoàn viên, thanh niên tham gia. Hơn nữa số đoàn viên, thanh niên còn lại ở quê cũng không mặn mà với các hoạt động Đoàn, bởi đa phần đã có gia đình, không đi khỏi làng được nên đành chịu.

Việc người trẻ rời làng suốt thời gian qua đã làm cho những ngôi làng vắng vẻ, giảm sinh lực. Nếu không có họ, việc công nghiệp hóa nông thôn sẽ rất khó khăn. Kể cả việc xây dựng nông thôn mới, nếu có sự góp tay tích cực của họ thì sẽ tốt hơn rất nhiều.

Theo daidoanket.vn

 Tags: nông thôn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập183
  • Hôm nay18,916
  • Tháng hiện tại963,980
  • Tổng lượt truy cập91,027,373
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây