Thay vì chặt phá bỏ lồ ô để lấy đất sản xuất, tại những vị trí gần khu dân cư, nơi ở và ven trục đường giao thông... nhiều hộ gia đình thiểu số ở Quảng Ngãi giữ lại để bán.
Thay vì chặt và đào cả gốc để lấy đất sản xuất, ở những vị trí đất rừng gần đường, người dân giữ lại lồ ô để bán.
Không phải tốn công gieo trồng, chăm sóc và lo sợ hư hỏng, hay phải tìm nơi tiêu thụ... như cây trái và các loại nông sản trồng, thu hái trong tự nhiên khác; lồ ô tự mọc cây con và tự phát triển. Khi nào có người cần mua, thì người dân lại mang rựa chặt bán.
Ở vị trí thuận lợi, người dân có thể đốn chặt được trên 100 cây/người/ngày.
Lồ ô tập kết ven đường để xe đến vận chuyển.
Ông Hồ Văn Dê (57 tuổi, ở thôn Bắc Nguyên, xã Trà Thọ, huyện Tây Trà) cho biết: "Thời gian gần đây, lồ ô được nhiều người dân đồng bằng đưa xe lên mua, chở về để làm các công trình xây dựng tạm thời và một số sản phẩm khác. Không ít lần họ đặt mua cả 2-3 xe ô tô tải".
"Với diện tích lồ ô hơn 2 ha của gia đình cùng với số khai thác trong rừng, năm vừa rồi mình chặt bán lồ ô được hơn 8 triệu đồng ", anh Hồ Văn Khia (35 tuổi) ở cùng xã bày tỏ.
Ở vị trí gần sông suối, lồ ô được cột thành bè để đưa ra khỏi rừng.
Một điểm người mua đang tập kết lồ ô để chất lên ô tô chở về xuôi.
Được biết hiện tại lồ ô bán với giá 10 ngàn đồng/cây. Với số lượng lồ ô ở vị trí thuận lợi, một người có thể đốn chặt trên 100 cây/ngày, tương đương khoản thu nhập 1 triệu đồng/người/ngày.
"Lồ ô đốn xong lại tự "đẻ" ra cây con và lớn lên nên không sợ hết. Lồ ô hiện rất nhiều, muốn mua bao nhiêu cũng có. Nếu lồ ô của mình ở gần nhà hết, thì chỉ cần vào rừng đốn", ông Hồ Văn Tin (54 tuổi, ở xã Trà Phong, huyện Tây Trà) cho biết.
Lồ ô rừng ở miền Trung có tên khoa học là Bambusa balcooa, mọc tự nhiên thành từng bụi, cụm nằm sát nhau. Tuy cùng họ với tre nhưng lồ ô có đốt dài và đều hơn cây tre ở đồng bằng, còn thân to hơn cây trúc... Lồ ô trưởng thành có chiều cao từ 15-25m. Ở Quảng Ngãi, lồ ô có mặt ở khắp vùng rừng núi thuộc các huyện Trà Bồng, Sơn Tây, Ba Tơ... Tại nhiều khu vực lồ ô mọc dày như rừng, trên diện tích rộng từ vài chục, đến cả hàng trăm ha. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã