Cụ thể, Malaysia và Đài Loan đặt ra yêu cầu thủy sản xuất khẩu sang các thị trường này phải được sản xuất tại những doanh nghiệp đã được EU công nhận trước đó.
Cơ quan quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm Liên bang Malaysia đã có công văn gởi Nafiqad, trong đó thông báo các lô hàng thủy sản (bao gồm nguyên liệu và bán thành phẩm) nhập khẩu vào Malaysia làm nguyên liệu chế biến tái xuất vào EU phải đảm bảo được sản xuất tại các cơ sở chế biến thủy sản Việt Nam có tên trong danh sách được EU công nhận, đồng thời phải áp dụng mẫu chứng nhận an toàn thực phẩm tương tư như mẫu giấy theo quy định của EU.
Tương tự, Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Hà Nội cũng có công văn đề nghị Nafiqad khi kiểm tra, chứng nhận cho các lô hàng thủy sản xuất vào Đài Loan để chế biến, xuất khẩu vào EU phải được sản xuất ở những cơ sở trong danh sách EU công nhận và công bố trên website chính thức của cơ quan có thẩm quyền của EU.
Vừa qua, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) đã kiến nghị với Nafiqad bãi bỏ quy định chỉ cấp chứng nhận an toàn thực phẩm (H/C) vào EU đối với lô hàng nguyên liệu hải sản nhập khẩu từ tàu khai thác/cơ sở sơ chế có mã EU hoặc được kiểm tra, chứng nhận bởi cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu đáp ứng yêu cầu tương đương với EU.
Tuy nhiên, trong công văn trả lời Vasep về vấn đề này, Nafiqad cho biết, sản phẩm thủy sản của Việt Nam phải tuân theo Luật An toàn thực phẩm. Theo điều 41 của Luật An toàn thực phẩm, điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm xuất khẩu là phải phù hợp với quy định về an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu. Do đó, lô hàng thực phẩm thủy sản xuất khẩu vào EU phải đáp ứng quy định EU.
Theo quy định của EU, cơ sở sản xuất sản phẩm có nguồn gốc động vật trong danh sách xuất khẩu vào EU, kể cả các đơn vị xử lý nguyên liệu cung cấp cho cơ sở này, phải được cơ quan có thẩm quyền đảm bảo. chứng nhận phù hợp với quy định của EU hoặc các quy định tương đương của EU. Vì thế, trên nguyên tắc, kiến nghị của Vasep là "chưa phù hợp" với những quy định hiện hành.
Hiện thủy sản Việt Nam xuất qua thị trường nào thường áp dụng những tiêu chuẩn mà quốc gia nhập khẩu đưa ra, và thường mỗi quốc gia này có những tiêu chí khác nhau, nhưng đều đảm bảo vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Theo Vasep, việc một số thị trường châu Á muốn áp dụng tiêu chuẩn của EU cho mặt hàng thủy sản xuất khẩu vào nước họ, ở một khía cạnh nào đó, là giúp doanh nghiệp không phải một lúc áp dụng nhiều tiêu chuẩn khác nhau cho một lô sản phẩm.
Vì thế, về cơ bản đây là một lợi thế cho những doanh nghiệp đang được phép xuất khẩu vào EU, song lại là bất lợi cho những doanh nghiệp khác vì phải tìm cách nâng cao chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn EU, vốn khắt khe hơn một số thị trường khác.
Theo Bộ NN&PTNT, trong 6 tháng đầu năm nay, giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam chưa đến 3 tỉ đô la Mỹ, giảm 16% so với cùng kỳ năm trước.
Theo Saigontimes.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã