Học tập đạo đức HCM

Chợ phiên nông sản hút người tiêu dùng Sài Gòn dịp cuối tuần

Chủ nhật - 01/07/2018 01:41
Thời gian đầu mới ra mắt vào năm 2016, nhiều người lo ngại chợ phiên nông sản an toàn sẽ “sớm nở tối tàn”. Tuy nhiên, cho đến nay đã có 6 phiên chợ xuất hiện ở nhiều quận trên địa bàn thành phố và trở thành điểm hẹn của nhiều người tiêu dùng vào dịp cuối tuần.
Cuối tuần đi chợ phiên nông sản
 
Từ nhiều tháng nay, chợ phiên nông sản an toàn ở Trung tâm Văn hóa thể thao quận Tân Bình (đường Hoàng Văn Thụ, Q.Tân Bình, TPHCM) đã trở thành điểm mua sắm quen thuộc của nhiều người tiêu dùng.
 
Chị Nguyễn Thu Minh (ngụ Q.3, TPHCM) cho biết, khi biết thông tin phiên chợ khai trương thì vào mỗi sáng thứ bảy hàng tuần, chị đều đặn ghé đến để mua thực phẩm cho gia đình, chủ yếu là các loại rau, thịt và trái cây. “Trước đây, để an tâm hơn khi mua thực phẩm chuẩn bị cho bữa cơm gia đình thì tôi phải đến siêu thị. Nhưng từ khi biết được phiên chợ này thì tôi có thêm lựa chọn để mua sắm. Các mặt hàng ở đây khá phong phú để lựa chọn”, chị Minh nói. Tuy mới mở vào đầu tháng 3/2018 nhưng có thể nhận thấy chợ phiên này đã thu hút được khá đông người tiêu dùng.
 
Trong khi đó, chợ phiên nông sản sạch tại khuôn viên Nhà hàng Đông Hồ, đường Cao Thắng (Q.10, TPHCM) vẫn thu hút được lượng khách hàng trung thành kể từ những ngày đầu mới khai trương đến nay.
 
3.JPG
Người tiêu dùng mua sắm tại chợ phiên nông sản an toàn.
Có những nhóm phụ nữ 3-4 người sống gần nhau vào dịp cuối tuần lại cùng nhau đến phiên chợ này để mua sắm.  Chị Thu Hồng (ngụ Q.10, TPHCM) cho biết, cứ cuối tuần chị cùng với mấy chị em trong xóm lại hẹn nhau ra đây để mua thực phẩm cho bữa cơm gia đình. “Mua thực phẩm ở đây rồi thì không tài nào ăn thực phẩm ở chợ lẻ được nữa. Các mặt hàng ở đây ngon mà mình sử dụng an tâm hơn, dù cho giá cả có đắt hơn một chút”, chị Hồng cho hay.
 
Nếu ai từng ghé qua chợ phiên nông sản an toàn có thể dễ dàng nhận thấy một điều, việc mua bán ở đây rất thoải mái, dễ chịu. Tất tần tật các mặt hàng đều được đóng gói cẩn thận, có xuất xứ rõ ràng được in trên bao bì. Nếu người tiêu dùng có bất cứ thắc mắc nào về sản phẩm cũng sẽ được người bán giải thích  rõ ràng. Chính điều này khiến cho khách hàng càng thêm tin tưởng vào sản phẩm được bày bàn ở chợ phiên.
 
Ông Nguyễn Văn Trực, Phó giám đốc Sở NN&PTNT TPHCM cho biết, 100% đơn vị tham gia bán hàng tại chợ phiên đều đạt tiêu chuẩn VietGAP, Global GAP hoặc có giấy chứng nhận tham gia chuỗi thực phẩm an toàn của thành phố. Ngoài mục tiêu tìm nguồn tiêu thụ sản phẩm nông sản an toàn cho nông dân, các phiên chợ còn nhắm đến việc tạo thói quen sử dụng các loại nông sản đạt tiêu chuẩn cho người tiêu dùng.
 
Tăng cả lượng và chất
 
Từ nhu cầu được sử dụng thực phẩm sạch của người tiêu dùng, chợ phiên nông sản an toàn TPHCM do Sở NN&PTNT TPHCM tổ chức đến nay đã trở thành một kênh mua sắm quen thuộc của người dân thành phố.
 
2.JPG
Các mặt hàng nông sản ngày càng đa dạng, phong phú.
Ngoài các doanh nghiệp trên địa bàn, phiên chợ còn nhận được sự tham gia nhiệt tình của các đơn vị đến từ các tỉnh lân cận như Long An, Tiền Giang, Lâm Đồng, Bình Dương, Đồng Nai... Bên cạnh việc bán lẻ sản phẩm cho khách hàng, các đơn vị đã quảng bá được thương hiệu và dần có những thỏa thuận, ký kết hợp đồng cung ứng sản phẩm lâu dài, giá trị cao.
 
Theo tính toán, mỗi phiên chợ nông sản sạch an toàn thu hút được khoảng 500 lượt khách tham quan mua sắm, trong đó có cả các khách hàng lớn như siêu thị, chợ và bếp ăn tập thể trong thành phố. Doanh thu mỗi phiên chợ đạt từ 180 đến 250 triệu đồng, tùy từng địa điểm.
 
Để chợ phiên có thể hoạt động lâu dài ổn định, Sở NN&PTNT TPHCM đang hướng đến phương thức xã hội hóa, qua việc bàn giao cho doanh nghiệp điều hành, để mở rộng ra nhiều nơi trên địa bàn. 
 
Tháng 8/2016, chợ phiên nông sản an toàn đầu tiên do Sở NN&PTNT TPHCM chủ trì được mở tại khuôn viên Nhà hàng Đông Hồ, đường Cao Thắng (Q.10, TPHCM) và đến nay, đã có 5 phiên chợ tương tự được mở ở công viên Lê Văn Tám (đường Hai Bà Trưng, Q.1), Công viên Lê Thị Riêng (đường Cách Mạng Tháng Tám, Q.10), Trung tâm Văn hóa Thể thao Q.Tân Bình (đường Hoàng Văn Thụ, Q.Tân Bình), Khuôn viên Ban điều hành Khu phố 6 (đường số 19, phường Bình Trị Đông B, Q.Bình Tân) và Công viên Bình Phú (đường Bình Phú, Q.6). Dự kiến, trong khoảng 2 tháng nữa, phiên chợ này sẽ được mở ra thêm ở khu vực Q.2 và Q.7 và theo kế hoạch đến năm 2020 sẽ có tổng cộng 10 điểm chợ phiên tại TPHCM.

 

 Đình Hưng/phunuvietnam.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập157
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm152
  • Hôm nay26,032
  • Tháng hiện tại971,096
  • Tổng lượt truy cập91,034,489
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây