Với việc áp dụng công nghệ cao, anh Phan Tuấn Linh (Đà Lạt, Lâm Đồng) có thể trồng mỗi năm 13 vụ rau, giá bán cũng cao gấp 3 lần so với sản phẩm cùng loại. Ảnh: Đ.T |
Cụ thể, vấn đề quy hoạch, chiến lược phát huy thế mạnh của vùng còn thiếu tính ổn định, chưa bền vững, có lĩnh vực chưa cụ thể, rõ ràng làm ảnh hưởng đến định hướng phát triển các sản phầm tín dụng ngân hàng phù hợp với định hướng phát triển của vùng. Quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó có vấn đề tái canh cây cà phê là cây trồng chủ lực của vùng còn gặp nhiều khó khăn làm ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân các chương trình tín dụng nông nghiệp, nông thôn nói chung và chương trình tái canh cây cà phê nói riêng (Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã dành nguồn vốn 12.000 tỷ đồng để cho vay, nhưng mới giải ngân được hơn 700 tỷ đồng).
Bên cạnh đó, tính liên kết giữa nông nghiệp với công nghiệp, giữa doanh nghiệp và người sản xuất; giữa các địa phương trong vùng với các vùng kinh tế khác còn yếu, chưa tạo được chuỗi liên kết giá trị trong sản xuất nông nghiệp, làm chương trình cho vay theo chuỗi, cho vay ứng dụng công nghệ cao chưa có sức lan tỏa lớn. Ngoài ra, sản xuất công nghiệp chậm phát triển, quy mô doanh nghiệp còn nhỏ bé, mức độ phục hồi và vượt qua khó khăn chậm nên khả năng cạnh tranh thấp, hiệu quả sản xuất kinh doanh kém, năng lực tài chính hạn chế, làm ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng hoặc không có nhu cầu vay vốn.