Sau thời gian dài xả lũ đón phù sa, An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ đã chủ động xuống giống đồng loạt vụ ĐX 2017-2018, né rầy, tuân thủ tốt lịch thời vụ khuyến cáo của ngành chức năng.
Nông dân vệ sinh đồng ruộng chuẩn bị xuống giống |
Tại các huyện An Phú, Tịnh Biên, TX Tân Châu - An Giang, nông dân chủ động bơm rút nước xuống giống với diện tích hàng trăm ha, chủ yếu các loại giống chất lượng cao như OM 4900, OM 6976, Jasmine 85… Nhiều HTX, THT chủ động nguồn giống chất lượng cao để xuống giống sớm. HTXNN Tân Phú A1 ở xã Tân Thạnh, TX Tân Châu là một trong những HTX đi đầu cung ứng phân bón, thuốc BVTV, giống chất lượng cao với giá ưu đãi cho hơn 450 xã viên, phục vụ SX 500ha lúa.
Các loại phân bón mà HTX cung cấp cho xã viên như urê, DAP, NPK, kali… đều rẻ hơn cửa hàng tại địa phương, sau khi thu hoạch lúa mới thanh toán tiền và không tính thêm lãi suất. Ông Trịnh Văn Dứt, Giám đốc HTX cho biết: HTX ưu tiên cung ứng cho xã viên với giá ưu đãi. Vụ vừa qua xả lũ nên nông dân cũng phần nào hưởng lợi từ thiên nhiên, giảm chi phí ban đầu cho việc mua thuốc trừ cỏ, óc bươu vàng, rơm rạ, xử lý đất… Song song đó, xã viên cũng được ký kết các hợp đồng bao tiêu lúa gạo từ đầu vụ.
Với mục tiêu nâng cao giá trị sản phẩm, giảm giá thành và tăng khả năng cạnh tranh, các THT, HTX đã liên kết SX, ứng dụng công nghệ sinh thái vào đồng ruộng, thực hiện mô hình SX lúa hữu cơ...
Chăm sóc lúa đông xuân |
Vụ ĐX 2017-2018, huyện Tân Hồng (Đồng Tháp) sẽ xuống giống với diện tích hơn 24.000ha và ký kết với Cty Lương thực Tân Hồng, Cty Lộc Vàng, Cty ADC và các DNTN thu mua lúa gạo giúp nông dân có đầu ra ổn định. Đáng ghi nhận là Cty Bệnh viện Cây lúa Group đã ký kết thực hiện SX lúa hữu cơ và bao tiêu 100% sản lượng với diện tích hơn 300ha, tập trung chủ yếu ở các xã Bình Phú và Tân Thành B. Theo đó nông dân sẽ thực hiện phương thức SX lúa hữu cơ, sạ hàng, lúa cấy, hạn chế số lần phun thuốc BVTV, sử dụng phân cân đối, thay đổi phân hóa học chuyển sang dùng phân sinh học.
Ông Nguyễn Văn Tài, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tân Hồng cho biết, vụ ĐX 2017-2018, toàn huyện xuống giống hơn 24.900ha với các giống lúa có chất lượng cao, xuất khẩu sang các thị trường lân cận. Tính đến nay, toàn huyện đã xuống giống được hơn 500ha tập trung ở các xã Bình Phú, Tân Thành A, Tân Thành B, Tân Phước… Trong đó huyện đã chủ động liên kết tiêu thụ lúa giữa nông dân và các DN với tổng diện tích hơn 11.000ha. Đây là cánh làm hiệu quả giúp nông dân tập trung SX quy mô lớn...
Tại TP Cần Thơ, bà Phạm Thị Minh Hiếu, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt – BVTV TP cho biết, lịch thời vụ tập trung xuống giống chủ yếu 2 đợt cao điểm vụ lúa ĐX 2017-2018 gồm đợt I từ ngày 23 - 29/11, đợt II từ 9 - 15/12. Khuyến cáo sử dụng giống xác nhận, áp dụng biện pháp sạ hàng, sạ thưa, không sử dụng lãng phí lượng giống gieo sạ. Lượng giống sử dụng không quá 80kg/ha đối với sạ hàng và không quá 100kg/ha đối với sạ tay, áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật để giảm giá thành, thu hoạch bằng cơ giới nhằm giảm thất thoát và đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Xuống giống bằng máy cấy |
Theo bà Hiếu, vụ ĐX 2017-2018 Cần Thơ có hàng ngàn ha cánh đồng lớn liên kết với các DN để tiêu thụ. Để phát triển mở rộng mô hình liên kết đảm bảo đầu ra cho nông dân và hướng đến nền nông nghiệp XK, UBND TP Cần Thơ phê duyệt đề án xây dựng cánh đồng lớn đến năm 2020 với diện tích 30.000ha, hơn 20.000 hộ nông dân tham gia. Đến năm 2025 sẽ mở rộng quy mô 40.000ha.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã