Tại hội nghị, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết, trong những năm qua, Việt Nam đã nỗ lực không ngừng trong phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, từng bước chuyển nhận thức và hành động từ ứng phó sang chủ động phòng tránh và tiến tới quản lý rủi ro thiên tai. Tuy nhiên, thực tế tổn thất về kinh tế gây ra bởi các trận thiên tai điển hình gần đây đang đặt ra những thách thức lớn đối với công tác phòng chống thiên tai.
Việt Nam có thể giảm nhẹ các thiệt hại và rủi ro về thiên tai khi xây dựng chương trình tổng hợp giúp quản lý rủi ro từ thiên tai (ảnh Tạ Lâm) |
Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, nông nghiệp được coi là lĩnh vực nhạy cảm, dễ bị tổn thương nhất trước tác động của hầu hết các loại hình thiên tai, nhất là tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, các vùng thấp trũng ven biển và các địa phương miền núi. Vấn đề giảm thiểu tác động của thiên tai đối với lĩnh vực nông nghiệp cần là một nội dung ưu tiên trong nghị trình hành động giảm nhẹ thiên tai của quốc gia, vùng và liên ngành.
Đề cập đến một số giải pháp nhằm quản lý và giảm nhẹ thiên tai, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường cho rằng, giải pháp chính sách và luật pháp là nền tảng cơ bản. Theo đó, cần tổ chức thực hiện có hiệu quả Luật Phòng chống thiên tai và các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách có liên quan của nhà nước; tiến hành tổ chức rà soát, đề xuất chính sách tránh chồng chéo, giảm thiểu xung đột về lợi ích ngành, vùng và địa phương, đảm bảo sự giải trình, tạo động lực để nhân dân và khu vực tư nhân tham gia...
Theo đó, tăng cường nghiên cứu đầy đủ các tác động trực tiếp và tiềm tàng của thiên tai đến nền nông nghiệp, thực nghiệm mô hình, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu sản xuất, công nghệ bảo quản phù hợp với đặc thù thiên tai, phát triển thị trường, thúc đẩy xây dựng kế hoạch sản xuất và kinh doanh liên tục, góp phần giúp người dân ứng phó, bảo vệ sản xuất và k inh doanh chủ động hơn trước tác động bất thường của thiên tai. Tại Hội nghị, một chương trình hỗ trợ kỹ thuật mới về thích ứng trong lĩnh vực nông nghiệp thực phẩm - được hỗ trợ bởi Quỹ Tín thác của nhiều nhà tài trợ cho Chương trình ứng phó với khủng hoảng giá lương thực cũng đã được ra mắt.
Đỗ Đạt/ Lao động Thủ đô
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã