Học tập đạo đức HCM

Cú hích của thị trường thịt toàn cầu

Thứ sáu - 23/09/2016 04:14
Sản lượng thịt toàn cầu năm 2016 ước đạt 320,7 triệu tấn hơi, không đổi so năm ngoái - theo báo cáo mới nhất về triển vọng ngành thực phẩm của Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hiệp quốc (FAO).

Châu Á dẫn đầu

Châu Á hiện đang là khu vực dẫn đầu hoạt động chăn nuôi. Còn Bắc Mỹ và Nam Mỹ cũng đang cạnh tranh để giành ngôi vị thứ 2. Thương mại ngành thịt năm nay kỳ vọng phục hồi 2,8% và đạt 30,6 triệu tấn, tương đương năm 2014. Riêng thương mại ngành thịt gia cầm kỳ vọng tăng gần 3,5 % lên 12,7 triệu tấn.

Theo số liệu của FAO, thịt gia cầm chiếm 41,5% tổng giao dịch thương mại, và sụt giảm nhẹ so mức 41,8% năm 2014. Nguyên nhân do sản lượng gia cầm của Trung Quốc giảm 5% khi tiêu thụ nội địa giảm và nguồn gà giống bị thu hẹp kể từ khi nước này cấm nhập khẩu gia cầm từ những quốc gia có dịch cúm, trong đó có Mỹ - một trong những nguồn cung giống gia cầm lớn nhất cho Trung Quốc. Tuy nhiên, sản lượng thịt của Trung Quốc vẫn chiếm 46% toàn châu Á. Đứng sau Trung Quốc về tổng sản lượng, nhưng ngành gia cầm của Ấn Độ lại có bước đột phá mạnh mẽ và tốc độ tăng trưởng nhanh nhất; sản lượng năm nay ước đạt gần 2,9 triệu tấn, tăng 7,7% so năm ngoái và 17% so năm 2014.

sản lượng thịt trên thế giới - chăn nuôi

Trong khi đó, ngành gia cầm tại Mỹ và Brazil lại có mức tăng trưởng khá ấn tượng do nhu cầu tiêu thụ tăng cao và giá thức ăn chăn nuôi hạ. Dù Bắc Mỹ chịu thiệt hại do bùng nổ dịch cúm gia cầm độc lực cao (HPAI) nhưng ngành này vẫn tăng trưởng 2,6% và đạt sản lượng 21,8 triệu tấn. Còn ở Nam Mỹ, Brazil là nước chiếm 2/3 tổng sản lượng gia cầm, tăng trưởng 3% trong năm nay, đạt 14,2 triệu tấn. Argentina ghi nhận mức tăng trưởng gần 6% với sản lượng đầu ra hàng năm đạt gần 2 triệu tấn.

Mexico chiếm 70% tổng sản lượng gia cầm tại Trung Mỹ và năm nay sản lượng của nước này đã tăng 3% lên mức 4,7 triệu tấn. Châu Âu ghi nhận mức tăng trưởng ngành gia cầm 1,7%, tương đương gần 14 triệu tấn. Tại châu Âu, Nga là thị trường có sức tăng trưởng ấn tượng 4%, đạt 4,3 triệu tấn.

 

Giao dịch tăng

Giao dịch thương mại gia cầm dự kiến tăng 3,5% lên 12,7 triệu tấn. Từ đợt cao điểm vào giữa 2014, giá nhích dần và tới tháng 5/2016,  giá đã tăng 16% so hồi đầu năm. Theo FAO, giá quốc tế đang duy trì ở mức vừa phải, cùng với nhu cầu tiêu thụ dâng cao, có tác dụng kích thích các thị trường như Ả Rập Saudi, Nam Phi, Nhật Bản, Việt Nam, Cu Ba và UAE tích cực nhập khẩu.

Khu vực dẫn đầu xuất khẩu gia cầm lại là Nam Mỹ với tổng kim ngạch đạt gần 5 triệu tấn trong năm nay, trong đó 90% các lô hàng có xuất xứ Brazil. Lượng gia cầm xuất khẩu của nước này tăng ngoạn mục và có thể đạt gần 4,6 triệu tấn trong năm nay, tăng 0,2 tấn so năm 2014 từ khi Brazil thế chỗ Mỹ để trở thành nước xuất khẩu gia cầm hàng đầu thế giới. Xuất khẩu từ Bắc Mỹ phản ánh toàn bộ giao dịch từ Mỹ. Năm 2014, Mỹ đã xuất khẩu được 4,2 triệu tấn thịt gia cầm, nhưng sang năm 2015 giảm 16% do dịch bệnh cúm gia cầm bùng phát làm nhiều thị trường cấm nhập khẩu gà Mỹ.

Tổng lượng hàng xuất khẩu từ châu Á không có nhiều biến động trong những năm gần đây khi sản lượng trung bình dưới 2 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, sự phục hồi của ngành gia cầm Thái Lan, chủ yếu xuất khẩu sang Nhật Bản sẽ còn tiếp diễn và sản lượng có khả năng vượt 900.000 tấn so mức 770.000 tấn năm 2014. Trong khi đó, tốc độ xuất khẩu gia cầm của châu Âu lại khá chậm chạp và chỉ đạt 1,8 triệu tấn/năm với lượng hàng bán ra trong phạm vi EU đã lên tới 1,4 triệu tấn. Còn gia cầm xuất khẩu của châu Phi lại khá mờ nhạt, chủ yếu là từ Nam Phi với khối lượng nhỏ gần 80.000 tấn.

>> Trong khi mức tăng trưởng dự báo của ngành thịt khoảng 0,3% thì sản lượng đầu ra của gia cầm được kỳ vọng mức tăng trưởng trên 1% và đạt con số kỷ lục 116,2 triệu tấn. Ngành thịt heo lại đối lập khi được dự báo giảm sản lượng 0,7% còn 116,4 triệu tấn.


Nguồn: nguoichannuoi.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập358
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại810,972
  • Tổng lượt truy cập90,874,365
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây