Học tập đạo đức HCM

ĐBSCL tập trung phát triển du lịch nông nghiệp

Thứ hai - 01/10/2018 06:22
Sáng 1-10, Tổng cục Du lịch (Bộ VH-TT&DL) phối hợp cùng UBND tỉnh An Giang và các ngành chức năng, tổ chức hội thảo “Nâng cao hiệu quả du lịch nông nghiệp vùng ĐBSCL”.

Du khách khám phá cảnh đẹp ở Long An

Du khách khám phá cảnh đẹp ở Long An

 Theo Tổng cục Du lịch, vùng ĐBSCL là một trong 7 vùng du lịch trọng điểm của nước; với những lợi thế về tài nguyên thiên nhiên phong phú, kết hợp với văn hóa, lịch sử, cộng đồng... đã tạo nên những sản phẩm du lịch độc đáo. Trong đó, có các sản phẩm du lịch đặc thù gắn với hệ sinh thái miệt vườn, sông nước, đã trở thành sản phẩm chủ đạo hấp dẫn du khách.

Những năm gần đây, du lịch ĐBSCL có nhiều chuyển biến tích cực. Trong đó, năm 2017, các tỉnh ĐBSCL đón trên 20 triệu lượt khách du lịch, với mức tăng trung bình khoảng 9%/năm. Mặc dù lượng khách đến ĐBSCL có tăng, nhưng số lượng khách lưu trú còn rất thấp (chỉ hơn 2 triệu khách lưu trú, trong tổng số 20 triệu lượt khách). Mức chi tiêu của du khách đến du lịch ở ĐBSCL cũng rất khiêm tốn chỉ khoảng 22 USD/ngày, thấp nhất so với chi tiêu bình quân của khách du lịch Việt Nam. Nguyên nhân do sản phẩm du lịch chưa hấp dẫn, trùng lắp, đơn điệu, thiếu tính chuyên nghiệp…

Cũng theo Tổng cục Du lịch, hiện nay du lịch nông nghiệp được nhiều nước trên thế giới quan tâm vì đem lại lợi ích trên nhiều mặt, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nhất là khu vực nông thôn. Tại ĐBSCL, nơi sản xuất nông nghiệp lớn và cũng là nơi xuất khẩu nông thủy sản chủ lực của cả nước. Vì vậy, phát triển du lịch nông nghiệp ở ĐBSCL là hướng đi cần thiết, qua đó tạo sinh kế và tăng thu nhập cho nông dân, giúp người dân gắn bó với quê hương.

Ông Ngô Hoài Chung, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch lưu ý: Việc liên kết hình thành chuỗi giá trị giữa nông nghiệp và du lịch là hết sức quan trọng, đem lại nhiều giá trị tích cực, đặc biệt là vấn đề tạo sinh kế, tăng thu nhập cho bà con nông dân, góp phần gìn giữ được nghề nông nghiệp truyền thống, duy trì được sản vật địa phương có giá trị, tích tụ đất đai và lực lượng lao động nông nghiệp lành nghề. Cần thấy rằng, tài nguyên nông nghiệp ở ĐBSCL rất phong phú, nhưng không nên phát triển ồ ạt “trăm hoa đoa nở”, mà phải chọn lọc và có đầu tư bài bản; xác định các sản phẩm chủ đạo, đặc trưng có tính khác biệt, điểm nhấn của từng địa phương. 

ĐBSCL tập trung phát triển du lịch nông nghiệp ảnh 1Du khách tham quan vườn quýt hồng Lai Vung ở tỉnh Đồng Tháp

Tác giả bài viết: NGUYỄN THANH

Nguồn tin: www.sggp.org.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Kế hoạch số 344/KH-UBND

Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 329/KH-UBND

Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 01-KH/BCĐTW

về khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số"

Thông báo số 203/TB-VPĐP

Về việc phân công nhiệm vụ các thành viên Ban biên tập, Tổ quản trị Trang thông tin điện tử Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh

Quyết định số 19/QĐ-VPĐP

Kiện toàn Ban biên tập Trang thông tin điện tử Văn phòng Điều phối thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Hà Tĩnh

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập93
  • Hôm nay23,948
  • Tháng hiện tại23,948
  • Tổng lượt truy cập101,783,491
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Lê Ngọc Huấn - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây