Ốc bươu đen còn có tên gọi là ốc lác, ốc nhồi. Trước đây, ốc bươu đen sinh sống rất nhiều trong tự nhiên, nhưng hiện nay loài này trong tự nhiên giảm đáng kể. Ôc bươu đen ngày nay đã trở thành món đặc sản tại các quán ăn và nhà hàng sang trọng nơi thành thị. Do đó, nuôi ốc bươu hiện đang là mô hình kiếm ra tiền cho bà con nông dân.
Chuẩn bị ao nuôi
Môi trường sống của ốc bươu là nước ngọt không bị nhiễm mặn. Ốc sống tốt, phát triển và sinh sản ở nhiệt độ 22oC- 32oC, ngoài vùng nhiệt độ này ốc sẽ dừng ăn và tìm nơi trú ẩn, nếu vào mùa đông đối với các tỉnh miền bắc nếu nhiệt độ xuống dưới 10oC ốc sẽ chết nếu không được bảo quản
Xử lý ao hồ: Trước khi thả con giống, ao hồ cần phải được xử lý, nên bón vôi để trung hòa độ PH, đây cũng là khâu rất quan trọng để loại bỏ các loại thiên địch có thể ăn ốc như cá trắm đen (trắm ốc), ba ba, cá chép. Cần xử lý dọn dẹp xung quanh bờ ao để tránh chuột phá hoại. Mực nước sâu từ 0,8 - 1 m; ao nuôi cần trồng thêm các loài thực vật thủy sinh như rau rút, bông súng, rong để tăng độ mát và độ bám của ốc trong môi trường nước.
Quy trình chăm sóc
Mật độ thả 100 - 120 con/m2, ốc cỡ lớn hơn thả 80 con/m2. Lượng thức ăn hàng ngày bằng 10% trọng lượng ốc dưới ao. Cho ăn mỗi ngày 1 lần vào giờ nhất định. Khi ốc lớn, tăng dần lượng thức ăn. Khi nước lớn có nhiều thức ăn tự nhiên thì giảm bớt lượng thức ăn hàng ngày.
Nguồn thức ăn của ốc bươu đen có rất nhiều trong tự nhiên, các loại cỏ dại xung quanh hồ, bèo lục bình, bèo tây, rau muống, lá sắn,…để có thể tăng trọng nhanh người nuôi cũng có thể kết hợp thêm bột cám ngô, cám gạo.
Chọn và thả giống
Chọn ốc giống đảm bảo chuẩn chất lượng, khoẻ mạnh, không bị sứt vỏ, dập vỏ, mòn vỏ và đỉnh vỏ, màu sắc tươi sáng, không có rong rêu bám. Kích cỡ ốc giống từ 0,4 – 0,5 g/con trở lên. Giống được vận chuyển bằng phương pháp giữ ẩm, không cần bơm ôxy nhưng không được đóng kín mà phải có độ thông khí với môi trường bên ngoài.
Trước khi thả ra ao, đổ ốc giống ra chậu sau đó cho nước từ từ vào chậu để ốc thích nghi dần với môi trường mới, khoảng 20 – 30 phút sau đó thả ốc xuống ao. Mật độ giống thả nuôi trong ao là 70 con/m2.
Mùa vụ thả ốc giống: Từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm và nên thu hoạch trước mùa lạnh.
Nếu nhân giống thì cho ốc đẻ ở ao đất, đáy có bùn mềm, nhiều mùn hữu cơ, mực nước trung bình 0,5m và tốt nhất là nước có dòng chảy nhẹ. Ao được bón lót bằng phân chuồng, phân gà, phân trâu, bò trộn lẫn với rơm rạ băm nhỏ (tỷ lệ 1/3). Bón phân cho ao nuôi trước khi thả ốc bố mẹ 3 ngày. Mật độ thả 15 – 20 con/m2 ao, tỷ lệ ốc đực:cái là 1:1. Nên thả ốc vào ao trước mùa sinh sản của ốc. Sau 10 – 15 ngày kể từ ngày thả ốc bố mẹ, có thể bắt ốc con để nuôi riêng.
Thời gian thu hoạch
Khi ốc đạt trọng lượng từ 25-30 con/kg là lúc thích hợp nhất để thu hoạch ốc để gối vụ hoặc giãn mật độ ốc trong ao hồ. Thời gian thu hoạch vào cuối mùa nước, chọn thời điểm chiều tối hoặc sáng sớm lúc ốc nổi lên mặt nước tìm kiếm thức ăn.
Thu ốc lớn để lại ốc nhỏ nuôi tiếp trong mùa nước. Chọn ốc bố mẹ để nuôi năm sau. Nơi có nhiều phù sa bồi lắng nên thu hoạch vào mùa khô, thời điểm này là lúc ốc có chất lượng tốt nhất.
Theo Minh Khoa/vietq.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã