Trái hồng quân được trồng nhiều ở núi Két, núi Cấm và núi Dài nhỏ. Trái lúc còn sống có màu xanh, khi già chuyển dần sang màu nâu và lúc chín mọng là màu tím rịm, có mùi thơm nhẹ, vị ngọt, hơi chua.
Vào tháng tư âm lịch, loại dâu da xanh và dâu da vàng ở núi Cô Tô và núi Cấm bắt đầu cho trái xum xuê trái. Người dân thu hoạch chất đầy vỏ, đem bán giá từ 5.000 – 7.000 đồng/kg.
Bơ sáp ở núi Cấm là đặc sản hảo hạng, bởi trái to, thịt dẻo, ít xơ, độ béo cao… thường được du khách gần xa chọn làm quà biếu cho bạn bè, người thân sau chuyến đi về vùng Thất Sơn.
Ở Bảy Núi, các loại rau rừng, như: Đọt bứa, đọt muối, dâu rừng, sung, sộp, quỷnh, tam lan, cát lồi, chồi mòi, hồng đào, cẩm xuyên lá gối, kim thất, rau ngành ngạnh… có quanh năm, nhưng thu hoạch nhiều và xanh ngon nhất là đầu mùa mưa.
Mùa mưa cũng là lúc cư dân núi Cấm bắt đầu hái măng tre “lai rai” bán cho đến tháng 7 âm lịch (thời điểm bước vào thu hoạch rộ). Năm nay, măng được giá cao, từ 20.000 – 25.000 đồng/kg, nên bà con rất hứng khởi.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố