Học tập đạo đức HCM

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Chưa sát thực tế

Thứ hai - 07/07/2014 00:19
Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn(1956-LĐNT) dù đã sắp tròn 4 năm với mục tiêu chính là tạo việc làm nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn, nhưng chính những người dân chân lấm tay bùn lại không mặn mà với việc học này.
 
 
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn vẫn còn nhiều bất cập
 
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNN) cho biết, tổng số lao động nông nghiệp đã được đào tạo nghề trong giai đoạn 2010 - 2013 là 662.828 người, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt và thủy sản theo nhu cầu của địa phương, gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới. Nhờ đó, trong số 188.768 LĐNT đã học xong, có 166.525 người đã có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng năng suất và thu nhập cao hơn trước. 
 
Tuy nhiên, theo đánh giá của các địa phương, nơi thụ hưởng, vẫn còn quá nhiều bất cập đó là, việc đào tạo nghề cho LĐNT còn thiếu định hướng, chưa gắn với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; mới chỉ tập trung dạy các nghề cũ mà chưa gắn với các doanh nghiệp, hợp tác xã. Trong khi đó nội dung chương trình, phương thức tổ chức, cơ chế hỗ trợ người học chưa phù hợp... dẫn đến chưa thật sự thu hút người dân. 
 
Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Bộ NNPTNT Nguyễn Minh Nhạn thừa nhận, chương trình đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân thời gian qua chưa đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn và chưa chuyển dịch được lao động từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp hoặc chuyển đổi sang nghề nông nghiệp mới.
 
Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐTBXH) cũng cho biết, tính riêng trong năm 2013, cả nước đã đào tạo nghề cho hơn 1,7 triệu lao động, trong đó hơn 1,5 triệu nông dân được đào tạo theo hình thức ngắn hạn, dưới 3 tháng. Tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo có nơi đạt tới hơn 90%. Nhiều hộ dân đã thật sự thoát nghèo nhờ được trang bị nghề mới… Tuy thế, vẫn còn rất nhiều hạn chế trong công tác đào tạo nghề cho lực lượng lao động này. Trên thực tế, hầu hết các trung tâm dạy nghề cấp huyện trong cả nước đều thiếu và yếu cả về đội ngũ giáo viên lẫn trang thiết bị đào tạo. Công tác điều tra, khảo sát nhu cầu của người học chưa sát và chưa gắn với quy hoạch phát triển kinh tế của địa phương. Tình trạng người học không muốn học và học xong không có việc làm vẫn khá phổ biến, tạo hiệu ứng tiêu cực trong đời sống xã hội. Một số nghề phi nông nghiệp vẫn đào tạo theo hình thức, người lao động sau đào tạo khó có việc làm do yếu về tay nghề và thiếu về kinh nghiệm. 
 
Do việc dạy nghề vẫn nặng về hình thức khiến nông dân không mặn mà dù là miễn phí. Để tháo gỡ, nói như Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Lê Trọng Quảng thì cần phải nhìn nhận đánh giá lại toàn diện từ khâu quản lý tới tổ chức; phải chỉ ra được những khó khăn, bất cập thì mới có thể có giải pháp thích hợp. Nhưng chồng chéo ở đâu, bất cập ở đâu lại không được chỉ rõ thì rất khó có thể khắc phục.  
 
Lục Bình
Nguồn daidoanket.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Kế hoạch số 47/VPĐP-KH

Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới

Kết luận số 178-Kl/TU

Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập426
  • Hôm nay81,936
  • Tháng hiện tại1,274,530
  • Tổng lượt truy cập94,802,084
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây