Dẫu biết trong lĩnh vực nông – lâm nghiệp, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, nhưng hiện nay việc sử dụng phân bón hóa học và thuốc BVTV tràn lan, thiếu hiệu quả, không an toàn đã làm suy thoái tài nguyên đất. Nhiều nông dân sử dụng phân bón và thuốc BVTV chỉ vì lợi ích trước mắt mà không quan tâm đến tác hại lâu dài của nó.
Theo thống kê của Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), cả nước có khoảng 20.000 đại lý buôn bán thuốc BVTV, 97 nhà máy chế biến thuốc với khoảng 30.000 - 40.000 tấn/năm. Cùng với đó, số lượng phân bón cũng tăng đáng kể. Từ năm 1985 đến nay, số lượng phân bón tiêu thụ đã tăng tới 500%. Việt Nam hiện sử dụng khoảng 10 triệu tấn phân bón các loại mỗi năm.
![]() |
Sử dụng phân bón hóa học không đúng cách sẽ gây ô nhiễm đất |
Còn tại kếtt quả điều tra của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) cho thấy, hiệu quả sử dụng phân bón ở Việt Nam chỉ đạt 45 - 50%. Điều đó có nghĩa là nông dân cứ bón 100 kg phân urea hoặc NPK vào đất, chỉ có 45 - 50 kg phân là được cây trồng hấp thụ và cho ra sản phẩm nông sản phục vụ mục đích gieo trồng. Số lượng phân bón bị rửa trôi mà cây không hấp thụ được chính là một trong những nguồn gây ô nhiễm đất, một số loại phân bón có tồn dư axit, làm chua đất, giảm năng suất cây trồng và tăng độc tố trong đất.
Đặc biệt, theo nhiều chuyên gia sử dụng phân bón không đúng kỹ thuật trong canh tác nông nghiệp không những không mang lại hiệu quả mà ngược lại còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường đất. Theo lý giải, trong phân bón có trên 50% lượng đạm, 50% lượng kali và xấp xỉ 80% lượng lân dư thừa trực tiếp hay gián tiếp gây ô nhiễm môi trường đất. Các loại phân vô cơ thuộc nhóm chua sinh lý như K2SO4, KCl, super photphat còn tồn dư axit, đã làm chua đất, nghèo kệt các cation kiềm và xuất hiện nhiều độc tố trong môi trường đất như ion Al3+, Fe3+, Mn2+ giảm hoạt tính sinh học của đất và năng suất cây trồng.
Trong khi đó, theo Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT), mỗi năm, hoạt động nông nghiệp phát sinh khoảng 9.000 tấn chất thải nông nghiệp nguy hại, chủ yếu là thuốc BVTV, trong đó không ít loại thuốc có độ độc cao đã bị cấm sử dụng. Ngoài ra, cả nước còn khoảng 50 tấn thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu tại hàng chục kho bãi; 37.000 tấn hóa chất dùng trong nông nghiệp bị tịch thu đang được lưu giữ chờ xử lý.
Nhiều nông dân sử dụng thuốc BVTV không rõ nhãn mác gây nguy hại đến sức khỏe và môi trường; việc bà con vứt bao bì thuốc BVTV tràn lan ra đồng ruộng, đây là loại rác thải nguy hại, nhưng hầu hết không được xử lý. Cùng với đó là chất thải trong sản xuất, chăn nuôi. Tất cả những nguồn này sẽ ngấm xuống đất, nước ngầm, gây ô nhiễm đất, nước và sẽ có những tác động ngược lại đến sức khỏe con người.
Điển hình là vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nơi có diện tích nuôi trồng thủy sản rất lớn khiến cho lượng bùn thải chứa phân của các loài thủy sản, nguồn thức ăn dư thừa thối rữa bị phân hủy khá lớn; các chất tồn dư của vật tư sử dụng như hóa chất, vôi, khoáng chất, lưu huỳnh lắng đọng đã xâm hại gây ảnh hưởng trầm trọng khiến đất ngày càng bạc màu và trở nên cằn cỗi... Ngoài ra, hiện tượng chặt phá rừng khiến đất bị rửa trôi, thói quen canh tác lạc hậu của người nông dân cũng cũng làm đất đai kiệt quệ.
Theo Thiên Trường/baonguyenmoitruong.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025
Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025
Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025