Học tập đạo đức HCM

Điểm sáng nông thôn mới

Thứ bảy - 07/07/2018 23:43
Thực hiện Nghị quyết số 15/2008/QH12 của Quốc hội khóa XII 'Về việc điều chỉnh địa giới hành chính TP Hà Nội và một số tỉnh có liên quan', Thủ đô Hà Nội có một vùng nông thôn rộng lớn với 401 xã (khi mới hợp nhất) và hiện còn 386 xã (do một số xã nay đã chuyển thành phường). 10 năm qua, gắn với thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy về Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân (giai đoạn 2011-2015 và 2016-2020), phong trào xây dựng nông thôn mới của Hà Nội đã trở thành điểm sáng của cả nước, được Trung ương đánh giá cao.

Bài đầu: Đổi thay đột phá

(HNM) - Có thể dễ dàng nhận thấy, thành quả sau 10 năm điều chỉnh địa giới hành chính là ở khắp các huyện, thị xã khu vực hợp nhất về Thủ đô Hà Nội đã mang dáng dấp, diện mạo mới hoàn toàn. Những đổi thay đột phá đã giúp đời sống vật chất, tinh thần của người dân ở khu vực này không ngừng được cải thiện, nâng cao. 
294/386 xã đạt chuẩn nông thôn mới

Xã Yên Bình (huyện Thạch Thất) sau 10 năm về với Thủ đô, hạ tầng nông thôn đã đổi khác hoàn toàn. Những con đường khang trang nối dài khắp các thôn xóm, nhà văn hóa xã to đẹp được trang bị đầy đủ tiện nghi; hệ thống kênh mương được đầu tư, nâng cấp giúp bà con thuận lợi hơn trong phát triển sản xuất. Bà Bùi Thị Phượng ở thôn Dân Lập cho biết, từ ngày về với Thủ đô, đời sống đồng bào đổi thay rất nhiều, bà con được thụ hưởng giá trị từ những công trình phúc lợi mới như điện, đường, trường, trạm. Còn theo Chủ tịch UBND xã Yên Bình Nguyễn Giáp Dần, những năm qua, địa phương được thành phố và huyện đầu tư trên 200 tỷ đồng kiến thiết, chỉnh trang hạ tầng nông thôn, trong đó có hơn 20 công trình đã đưa vào sử dụng.

Cùng với Yên Bình, sự đổi thay đến với cả Tiến Xuân, Yên Trung. Nhớ lại 10 năm trước khi chuyển từ Lương Sơn (Hòa Bình) về huyện Thạch Thất (Hà Nội), cả 3 xã này đều chưa có hệ thống đài truyền thanh cơ sở; điện, đường, trường, trạm vô vàn khó khăn. Nhưng với sự nỗ lực của người dân và chính quyền địa phương, cùng sự quan tâm đặc biệt của thành phố, đến nay, cả 3 xã đã về đích nông thôn mới (xã Yên Bình năm 2015, Tiến Xuân năm 2015, Yên Trung năm 2016). Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất Trần Đức Nguyên cho biết, trong 10 năm qua, nhờ sự quan tâm của thành phố và trung ương, tất cả các xã trên địa bàn huyện đều có hệ thống hạ tầng tương đối đồng bộ, nhờ đó đời sống nhân dân ngày một nâng cao. Từ một huyện chưa có xã nào đạt chuẩn nông thôn mới, đến nay, Thạch Thất đã có 15/22 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, đường giao thông ở xã Võng Xuyên (huyện Phúc Thọ, Hà Nội) đã được cải tạo khang trang, thuận tiện cho người dân đi lại. Ảnh: Nhật Nam

Những đổi thay không chỉ đến với các xã của Hà Tây (cũ) mà thành quả trong xây dựng nông thôn mới lan tỏa từ xứ Đoài tới nhiều vùng quê của Hà Nội (cũ). Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn Vi Thị Bình Anh cho biết: Là huyện có diện tích bằng 1/3 diện tích của Hà Nội cũ và là huyện rộng thứ hai của Hà Nội sau điều chỉnh địa giới hành chính, với xuất phát điểm thấp, trung bình mỗi xã đạt 5/19 tiêu chí, có 3 xã không đạt tiêu chí nào là: Quang Tiến, Tân Dân, Hồng Kỳ, nhưng đến nay, toàn huyện đã có 18/25 xã về đích nông thôn mới.

Đánh giá về vấn đề này, Giám đốc Sở NN&PTNT, Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết, đến nay, Hà Nội có 294/386 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Trong số 92 xã còn lại, có 56 xã đạt và cơ bản đạt từ 15 đến 18 tiêu chí. TP Hà Nội cũng có 4/18 huyện, thị xã (chiếm 22,22%) đạt chuẩn nông thôn mới. Năm 2018, TP Hà Nội đã chỉ đạo và giao chỉ tiêu thêm 4 huyện là Gia Lâm, Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai. Mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2020 có 10 huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Cải thiện đời sống vật chất, tinh thần

Cùng với cơ sở hạ tầng ngày một hoàn thiện, đời sống của người dân đã được nâng cao hơn cả về vật chất và tinh thần. Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020, thu nhập bình quân khu vực nông thôn đến hết năm 2017 đạt 38 triệu đồng/ người/năm (gấp 4,6 lần so với năm 2008 - khi đó là 8,2 triệu đồng/người/năm). Đặc biệt, một số địa phương có thu nhập bình quân đầu người trên năm cao như: Thạch Thất 52 triệu đồng, Hoài Đức 42,5 triệu đồng, Đông Anh 42 triệu đồng, Gia Lâm 41,2 triệu đồng... Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm xuống còn 2,57% vào cuối năm 2017, một số huyện có tỷ lệ hộ nghèo thấp là: Quốc Oai 0,48%, Gia Lâm 1%, Thanh Trì 1,41%, Hoài Đức 1,51%, Đông Anh 1,57%.

Là địa phương có thu nhập bình quân đầu người cao nhất trong số các huyện hiện nay (52 triệu đồng năm 2018, tăng 40 triệu đồng so với năm 2007), Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất Trần Đức Nguyên chia sẻ, huyện đã xây dựng đề án phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2013-2015 và định hướng đến năm 2020; mở rộng các cụm công nghiệp, tạo điều kiện mặt bằng sản xuất cho các doanh nghiệp, các hộ sản xuất làng nghề. Đến nay, huyện có 1 khu công nghiệp, 7 cụm công nghiệp; 59 làng nghề… thu hút hơn 37.000 lao động với 1.156 doanh nghiệp tham gia. Trong nông nghiệp, toàn huyện có 179 trang trại chăn nuôi tập trung; nhiều diện tích chuyển đổi sang trồng cây ăn quả, rau, hoa… cho giá trị cao.

Khi đời sống kinh tế ngày một nâng cao, tại nhiều vùng nông thôn, người dân đã có điều kiện hơn để chăm lo đời sống văn hóa tinh thần. Trong đó, câu lạc bộ văn nghệ, thể thao “nở rộ” ở khắp các thôn, làng. Tại Đại Thành, một xã nông thôn mới của huyện Quốc Oai, chiếu chèo nhạc lễ của xã đã quy tụ được hàng chục nông dân tham gia. Ông Hoàng Văn Sản, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Chèo cho biết, bà con sáng đi làm, tối về lại quây quần luyện tập, chuẩn bị các vở diễn. Chiếu chèo như món ăn tinh thần, giúp bà con thêm yêu quê hương, yêu lao động, sống vui, khỏe và gắn bó, đoàn kết hơn.

Gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới, việc cưới, việc tang văn minh đang trở thành nét đẹp văn hóa ở nhiều vùng quê. Đơn cử, tại huyện Đông Anh đã làm rất tốt việc tuyên truyền, vận động nhân dân thay đổi tư duy trong việc tang, tỷ lệ người qua đời hỏa táng đạt rất cao (hơn 80%). Hay như tại thôn Bống, xã Sơn Đông (thị xã Sơn Tây), gia đình nào không may có người qua đời, toàn dân lại giúp đỡ mỗi hộ 1kg gạo (hoặc quy thành tiền). Thôn Bống cũng đã bỏ hoàn toàn việc ăn cỗ trong đám tang, một hủ tục mới vài năm trước còn khá nặng nề...

(Còn nữa)

Tác giả bài viết: Nguyễn Mai

Nguồn tin: baomoi.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập409
  • Máy chủ tìm kiếm19
  • Khách viếng thăm390
  • Hôm nay82,973
  • Tháng hiện tại788,086
  • Tổng lượt truy cập90,851,479
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây