Học tập đạo đức HCM

Điện lưới thay đổi diện mạo vùng sâu, vùng xa

Chủ nhật - 22/03/2015 23:07
Tỉnh Tuyên Quang đã có trên 200.000 hộ 100% số thôn được sử dụng điện lưới Quốc gia. Ðiện về không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, mà còn làm thay đổi cuộc sống của hàng nghìn hộ đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh.

Hệ thống điện được đầu tư đồng bộ, kiên cố.

Những ngày "khát" điện

Thôn Đá Bàn 1 và Đá Bàn 2, xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn, có gần 100% là đồng bào dân tộc Dao sinh sống, là 2 thôn khó khăn nhất của xã Mỹ Bằng. Trước đây, hai thôn này không có điện, cuộc sống gặp không ít khó khăn. "Khát" điện, người dân đã nghĩ ra trăm phương ngàn kế để có điện.

Trưởng thôn Đá Bàn I, anh Lê Chí Công chia sẻ: "Để được sử dụng điện, một số hộ trong thôn góp tiền tự kéo điện từ nơi khác về, chi phí lên tới gần trăm triệu đồng, nhưng do quãng đường xa, chất lượng dây điện kém, nên điện rất yếu, đến việc dùng điện thắp sáng còn khó, nghĩ gì đến việc mua sắm thiết bị. Một số hộ có điều kiện hơn lại mua máy nổ, máy dầu về chạy phát điện, nhưng chi phí cao, nên chỉ dùng cầm chừng. Một số hộ khác lại dùng tuabin nước để có điện, nhưng cũng chỉ dùng được trong mùa mưa".

Bà Lý Thị Mùi (68 tuổi), thôn Đá Bàn 1 nhớ lại: "Trước đây cả thôn không có điện, sáng tối chỉ có ngọn đèn dầu thắp thôi, khổ lắm! Năm 2007, 19 hộ gia đình trong thôn này quyết định góp tiền, người ít thì 1-2 triệu, người nhiều 4-5 triệu đồng để kéo điện từ huyện Yên Bình (Yên Bái) sang. Có điện về, gia đình tôi cũng dành dụm tiền mua tivi xem, nhưng chỉ được một thời gian ngắn, sau đó có thêm nhiều hộ đấu nối thêm nên nguồn điện yếu đi, tivi bật cũng không lên 9nữa, bóng đèn thì tối um".

Có điện, đồng bào đầu tư máy móc để làm ăn.


Luồng sinh khí mới

Về Đá Bàn hôm nay, chúng tôi không khỏi bất ngờ với những con đường bê tông được nối dài dường như không có điểm cuối. Đặc biệt hơn, cũng không còn những cây tre, cọc gỗ dùng làm cột điện liêu xiêu bên đường nữa, thay vào đó là những trụ cột điện bê tông vững chắc, sừng sững với cánh tay xà sứ vươn ra đón sợi cáp điện. Một luồng sinh khí mới đang dần thay đổi mảnh đất cách mạng này.

Trưởng thôn Đá Bàn 2 Lý Văn Càng cho biết thêm, nhờ có Chương trình xây dựng nông thôn mới, thôn Đá Bàn 2 đã được sử dụng điện. Có điện về, người dân xem được tivi và nghe đài, còn con em trong thôn có điều kiện học hành tốt hơn, cuộc sống bà con thay đổi nhiều. Không chỉ để thắp sáng, nhiều hộ trong thôn đã bắt đầu mua những thiết bị sử dụng điện phục vụ trong sản xuất và sinh hoạt. Nhiều việc trước đây phải làm thủ công vừa mất thời gian, chi phí cao, nay có điện về đều được làm bằng máy.

Ông Bùi Quang Hùng, Chủ tịch UBND xã Mỹ Bằng cho biết: Điện về đã tạo tiền đề phát triển kinh tế - xã hội giúp xã Mỹ Bằng thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, góp phần đưa Mỹ Bằng trở thành một trong ba xã đầu tiên hoàn thành Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới ở Tuyên Quang.
 
Theo baotintuc.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Kế hoạch sô 249/KH-VPĐP

Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và CĐS” của VPĐP thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh

Thông báo số 15-TB/BCĐ

Kết luận của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban chỉ đạo tỉnh về phát triển khoa học, công nghệ, ĐMST và CĐS

Thông báo số 339/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc tổng kết các Chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững

Kế hoạch số 344/KH-UBND

Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 329/KH-UBND

Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Chuyển đổi số Hà Tĩnh Dự thảo văn bản Công báo tỉnh Điều hành tỉnh văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập74
  • Hôm nay38,251
  • Tháng hiện tại766,747
  • Tổng lượt truy cập102,526,290
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Lê Ngọc Huấn - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây