Học tập đạo đức HCM

Diện mạo mới từ đổi mới toàn diện

Thứ năm - 26/10/2017 12:13
Hôm nay (26/10/2017), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thanh Trì long trọng tổ chức lễ đón nhận danh hiệu đạt chuẩn Nông thôn mới. Những ngày này, trên khắp các ngả đường, không khí náo nức lan tỏa, cờ hoa giăng rực rỡ trên các con phố để chờ đón sự kiện trọng đại này.

Theo Chủ tịch UBND huyện Vũ Văn Nhàn, Thanh Trì là huyện nằm phía Nam của TP Hà Nội, diện tích đất tự nhiên 6.293 ha, trong đó có 3.463 ha đất nông nghiệp (chiếm 55,03%). Huyện có 15 xã, 01 thị trấn, dân số trên 22 vạn người. Với sự quyết tâm cao của toàn hệ thống chính trị, giai đoạn 2005 - 2010, kinh tế - xã hội của huyện đạt được những kết quả khả quan và tương đối toàn diện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt bình quân từ 14 - 15%/năm.

dien mao moi tu doi moi toan dien
Đường phố huyện Thanh Trì.

Đặc biệt, khi bắt đầu thực hiện Chương trình Xây dựng nông thôn mới theo Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ, huyện Thanh Trì đã chủ động lập quy hoạch và triển khai bài bản việc xây dựng kết cấu hạ tầng (điện, đường, trường, trạm) đến tất cả các xã trong huyện. Với phương châm phát huy tổng lực của toàn hệ thống chính trị trên địa bàn với sự vào cuộc và giám sát của nhân; làm đến đâu xong đến đó; làm đến đâu thanh toán đến đó, cương quyết không để xảy ra nợ đọng xây dựng cơ bản. Do đó, việc xây dựng nông thôn mới của huyện đã đạt nhiều kết quả.

Cụ thể, hiện toàn huyện đã hoàn thành nâng cấp cải tạo 163,06 km đường giao thông nông thôn, đạt 120% kế hoạch, nâng tổng số các tuyến đường giao thông đạt chuẩn 100% theo quy định của Bộ tiêu chí quốc gia. Về thủy lợi, huyện đã tập trung cải tạo, đào đắp, nạo vét được 112 km kênh mương nội đồng phục vụ sản xuất và đảm bảo tiêu thoát nước trong khu dân cư. Hệ thống trường học đã đầu tư xây dựng, đưa vào sử dụng 24 trường đạt chuẩn Quốc gia, nâng tổng số trường đạt chuẩn Quốc gia toàn huyện lên 51 trường, đạt tỷ lệ 80%.

Huyện cũng đã tập trung chỉ đạo xây dựng mới, cải tạo và đưa 46 nhà văn hóa vào hoạt động; 71/71 thôn, làng của huyện có nhà văn hóa phục vụ nhân dân tham gia sinh hoạt cộng đồng; 100% các xã đã được phê duyệt quy hoạch xây dựng Trung tâm văn hóa, thể thao xã. Đề án đầu tư xây dựng chợ nông thôn đã đưa vào hoạt động 07 chợ đạt chuẩn, tạo ra 4.400 việc làm, 2.000 điểm kinh doanh đáp ứng nhu cầu nhân dân, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tạo việc làm cho lao động nông thôn, xóa bỏ các điểm chợ cóc, chợ tạm lấn chiếm lòng, lề đường, đảm bảo vệ sinh môi trường và văn minh thương mại.

dien mao moi tu doi moi toan dien
Sông Tô Lịch chảy qua địa bàn Tả Thanh Oai (Thanh Trì) đang được hồi sinh. ảnh: vozforums.com

Để xây dựng nông thôn mới, ngoài xây dựng kết cấu hạ tầng (điện, đường, trường, trạm), Thanh Trì xác định muốn xây dựng nông thôn mới thành công, phải đẩy nhanh việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng, gắn với chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời tạo ra những cánh đồng lớn bằng việc dồn điền, đổi thửa để đưa khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Chính nhờ xác định hướng đi này, mà Thanh Trì đã vươn lên là một trong những huyện đạt giá trị sản xuất nông nghiệp xét cả về năng suất lẫn giá trị cao của Thành phố. Những cánh đồng lớn chuyên canh các loại cây trồng vật nuôi đang cho giá trị kinh tế rất cao.

Chính nhờ phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng gắn với tạo ra cánh đồng mẫu lớn (dồng điền, đổi thửa) để áp dụng tiến bộ khoa học- kỹ thuật mà đời sống nhân dân dần ổn định và tăng cao. Thu nhập bình quân đầu người dự kiến năm nay khoảng 40 triệu đồng và phấn đấu đến năm 2020 đạt 50 triệu đồng/người/năm.

Đặc biệt với Thanh Trì, thành công nhất trong xây dựng nông thôn mới phải kể đến lĩnh vực bảo vệ môi trường. Thực hiện theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố xây dựng Hà Nội Xanh - Sạch - Đẹp, Thanh Trì xác định dù có nông thôn mới thế nào; phấn đấu đô thị hóa ra sao mà vấn đề môi trường không được giải quyết triệt để thì cũng không mấy giá trị.

Do đó, Huyện ủy xác định cải thiện môi trường phải là một trong những tiêu chí hàng đầu trong kế hoạch xây dựng nông thôn mới. Với quyết tâm chính trị đó, những ngày này có dịp đi khắp các thôn làng, ngõ xóm, phố phường của Thanh Trì mới cảm nhận được hết giá trị của môi trường. Những dòng sông chết năm nào, những chiếc ao làng bị ô nhiễm trầm trọng nay đã khoác lên mình dòng sông xanh, ao xanh trẻ em nô đùa xuống tắm. Những con đường bụi bặm, nhếch nhác hai bên cỏ mọc um tùm thì nay dần đang thay thế bằng những con đường hoa nở.

Đặc biệt với Thanh Trì, thành công nhất trong xây dựng nông thôn mới phải kể đến lĩnh vực bảo vệ môi trường. Thực hiện theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố xây dựng Hà Nội Xanh - Sạch - Đẹp, Thanh Trì xác định dù có nông thôn mới thế nào; phấn đấu đô thị hóa ra sao mà vấn đề môi trường không được giải quyết triệt để thì cũng không mấy giá trị. Do đó, Huyện ủy xác định cải thiện môi trường phải là một trong những tiêu chí hàng đầu trong kế hoạch xây dựng nông thôn mới.

Với quyết tâm chính trị đó, những ngày này có dịp đi khắp các thôn làng, ngõ xóm, phố phường của Thanh Trì mới cảm nhận được hết giá trị của môi trường. Những dòng sông chết năm nào, những chiếc ao làng bị ô nhiễm trầm trọng nay đã khoác lên mình dòng sông xanh, ao xanh trẻ em nô đùa xuống tắm. Những con đường bụi bặm, nhếch nhác hai bên cỏ mọc um tùm thì nay dần đang thay thế bằng những con đường hoa nở.

Có thể khẳng định, ngoài những thành tựu chung về phát triển kinh tế - xã hội, hai điểm sáng nhất trong xây dựng nông mới ở Thanh Trì là không để xảy ra nợ đọng xây dựng cơ bản và giải quyết hiệu quả bài toán môi trường. “Cùng với sự đồng lòng, quyết tâm xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân… huyện Thanh Trì còn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Thành uỷ, HĐND, UBND TP Hà Nội.

Cụ thể, Ban Chỉ đạo Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy luôn sâu sát cơ sở, tháo gỡ khó khăn vướng mắc kịp thời cho các huyện, các xã, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân làm tốt, thẳng thắn phê bình các địa phương chưa tích cực. Chính điều này đã góp phần quan trọng để Thanh Trì hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới” - Chủ tịch UBND huyện Vũ Văn Nhàn khẳng định.

Xây dựng để đạt chuẩn nông thôn mới đã khó, giữ và phát huy kết quả hơn nữa hậu nông thôn mới còn khó hơn nhiều, chính vì thế Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thanh Trì quyết tâm đoàn kết một lòng, không ngừng đổi mới, sáng tạo cả trong tư duy lẫn hành động quyết đưa Thanh Trì phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới.

Tác giả bài viết: Bảo Thoa

Nguồn tin: laodongthudo.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập429
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm420
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại735,650
  • Tổng lượt truy cập90,799,043
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây