Học tập đạo đức HCM

Dòng tín dụng chảy mạnh tới nhà nông

Thứ hai - 26/05/2014 03:24
Đảm trách tín dụng ở hai huyện Bắc Hà và Si Ma Cai (Lào Cai), thời gian qua, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Bắc Hà (Agribank Chi nhánh Bắc Hà) đã trở thành cánh tay đắc lực chuyển nguồn vốn tín dụng nông nghiệp, nông thôn đến tận tay nông dân.

Chị Sùng Thị Cở ở xã Lùng Phình (Bắc Hà) đã mở được tiệm tạp hóa bán đầy đủ các mặt hàng ngay tại trung tâm xã. Chị đang là khách hàng của chương trình tín dụng cho vay nông nghiệp, nông thôn do Agribank Chi nhánh Bắc Hà triển khai.

Năm 2012, chị Cở vay 30 triệu đồng với lãi suất 4,5%/năm từ Agribank Chi nhánh Bắc Hà để phát triển chăn nuôi. Nhờ đó, đến nay, chị Cở đã có vốn để mở cửa hàng bán đồ tạp hóa, thu nhập hằng tháng dần ổn định. Chị cho biết: “Lúc đầu mình không dám vay vì sợ khó trả được, thấy mấy hộ khác vay vốn phát triển kinh tế khá hẳn lên, thế là mình mạnh dạn làm thủ tục vay vốn”.

Nhiều hộ nông dân cũng có nỗi lo như chị Cở, họ ngại vay tiền, lo phát triển kinh tế thiếu hiệu quả, nhưng đến nay những lo lắng ấy đã trở nên không cần thiết. Theo Agribank Chi nhánh Bắc Hà, tính đến tháng 4/2014, tổng dư nợ tín dụng của đơn vị đạt hơn 480 tỷ đồng, trong đó 98% cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đây là vấn đề luôn được chi nhánh coi là nhiệm vụ hàng đầu, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Địa bàn hoạt động rộng, với 36 xã, thị trấn của hai huyện Bắc Hà và Si Ma Cai nên việc triển khai chương trình tín dụng cho vay nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 41 của Chính phủ còn gặp nhiều trở ngại. Tại Bắc Hà, Trưởng ban đại diện chương trình tín dụng cho vay nông nghiệp, nông thôn là Phó chủ tịch UBND huyện, lãnh đạo Hội Nông dân, Hội Phụ nữ… cùng một số cơ quan của huyện là thành viên. Thời gian qua, Ban đại diện luôn sâu sát tình hình triển khai vốn vay tại địa phương, đánh giá hiệu quả kinh tế từ chương trình và đưa ra giải pháp hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Trong quá trình cho vay, cán bộ ngân hàng trực tiếp thẩm định đối tượng được vay vốn. Số thôn, bản lớn, lực lượng cán bộ mỏng, nhưng cán bộ ngân hàng luôn đến từng hộ dân để kiểm tra, kịp thời phát hiện các nguồn vốn vay chồng chéo, các mô hình thiếu hiệu quả để kịp thời tháo gỡ, giải quyết. Nhờ đó, chất lượng tín dụng cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn tại Bắc Hà và Si Ma Cai được đánh giá khá cao với tỷ lệ nợ xấu chỉ là 0,1% tổng dư nợ, thấp hơn chỉ tiêu tỉnh giao.

Ông Trần Quốc Trung, Giám đốc Agribank Chi nhánh Bắc Hà, cho biết: “Tuy bước đầu triển khai chương trình cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn ngân hàng gặp khó khăn do đặc thù khu vực, nhưng đến nay chương trình đã và đang khẳng định hiệu quả kinh tế - xã hội đáng kể. Với lãi suất ngày càng giảm, thủ tục cho vay đơn giản, mức vay tới 50 triệu đồng mà không phải thế chấp tài sản nên nông dân rất đồng tình hưởng ứng”.

Ngoài hoạt động trên, Agribank Chi nhánh Bắc Hà cũng triển khai một số mô hình giải ngân cho vay hướng về nông thôn như cho vay phân bón trả chậm. Tiếp nhận chương trình cho vay này, nông dân được giảm 50% lãi suất, phần còn lại do Hội Nông dân bù đắp, nghĩa là nông dân được hưởng mức lãi suất bằng 0%. Chương trình cho vay phân bón trả chậm có sự phối hợp giữa ngân hàng, hệ thống cửa hàng vật tư nông nghiệp, chính quyền cơ sở có trách nhiệm bảo lãnh thực hiện hợp đồng tín dụng với ngân hàng. Sau khi thẩm định, ngân hàng sẽ chuyển tiền cho cửa hàng vật tư nông nghiệp, nông dân nhận phân bón và trả tiền cho cửa hàng vào cuối vụ.

Là địa bàn đặc biệt khó khăn, lại thường xuyên hứng chịu thiên tai, việc nâng cao hiệu quả đồng vốn cho vay nông nghiệp, nông thôn đã và đang trở thành nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị tại Bắc Hà và Si Ma Cai. 

 

Theo Agribank Chi nhánh Bắc Hà, đến tháng 4/2014, tổng dư nợ tín dụng của đơn vị là hơn 480 tỷ đồng, trong đó 98% là cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn.


Vân Thảo

Nguồn: kinhtenongthon.com.vn

 Tags: bắc hà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập235
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại815,385
  • Tổng lượt truy cập90,878,778
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây