Báo cáo của Bộ NN&PTNT cho thấy, thời gian qua đã có nhiều “đại gia” đầu tư thành công vào lĩnh vực nông nghiệp và hiện nhiều DN, tập đoàn lớn cũng đang tìm hiểu cơ hội đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, phát biểu tại Hội nghị về tăng cường đầu tư của DN vào nông nghiệp diễn ra hôm 28-6, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát thừa nhận: Đầu tư tư nhân vào nông nghiệp, nông thôn thời gian qua còn rất hạn chế. Tỷ trọng DN đầu tư vào sản xuất nông nghiệp còn rất thấp, năm 2014 chỉ chiếm 1,01% trong tổng số DN của cả nước, đa phần là quy mô vốn nhỏ.
Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, qua tiếp xúc, trao đổi trực tiếp với các DN cho thấy, đến nay, đất đai vẫn là cản trở lớn nhất đối với các DN khi đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn khi chưa có chính sách tạo quỹ đất.
Ông Cao Sỹ Kiêm - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ đã chỉ ra 3 nguyên nhân chính của việc doanh nghiệp không mặn mà với nông nghiệp:
Thứ nhất là tỷ lệ sinh lời của nông nghiệp ít, hay rủi ro vì thiên tai lũ lụt, hiệu suất hiệu quả ít, và khả năng tiêu thụ sản phẩm bị hạn chế cho nên những nhà đầu tư không muốn đi vào lĩnh vực này. Hoặc người ta rất cẩn thận chọn lựa khi đầu tư vào nông nghiệp.
Thứ hai là ở nông thôn dự án đầu tư có hiệu quả phải là dự án dài hạn có tính toán cẩn thận. Có dự án, có tính hiệu quả, có lập trình tự, nhưng ở nông thôn trình tự lập còn ở mức độ. Vì vậy doanh nghiệp nước ngoài ít đầu tư, còn doanh nghiệp trong nước thì chỉ có một số là tìm đến, chứ còn nhìn chung là doanh nghiệp chưa mặn mà lắm.
Thiếu nhiều hỗ trợ, DN chưa muốn làm nông nghiệp |
Thứ ba là, trước đây chúng ta hô hào đầu tư cho nông nghiệp nông thôn rất mạnh, nhưng đấy là chủ trương, còn để các ngành, các cấp biến chủ trương thành hiện thực, những cái phục vụ dịch vụ cho thỏa đáng hơn, đầy đủ hơn thì chưa. Ví dụ cho vay nhà ở nông thôn, cho vay để sản xuất đòi hỏi phải có tài sản thế chấp, phải có lập dự án, kinh doanh có lãi. Thường thường những cái này ở nông thôn yếu thế hơn nên thủ tục môi trường pháp lý chưa được cải thiện so với yêu cầu. Nhà nước hô hào rất mạnh mẽ, nông dân còn nhiều dự án có thể sinh lời được, thế nhưng doanh nghiệp vẫn còn nghi ngờ nên người ta không hăng hái lắm.
Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam: Muốn DN mặn mà hơn với nông nghiệp, trong khâu tổ chức sản xuất, kinh doanh, DN phải được giữ vai trò nòng cốt, Nhà nước lùi dần ra. Ngoài ra, hiện nay, trong nhiều chương trình khuyến nông, hỗ trợ khoa học công nghệ, thị trường nhằm hình thành chuỗi giá trị, phát triển các ngành hàng nông nghiệp…, các Sở, ban, ngành địa phương cần chi mọi nguồn vốn, triển khai hoạt động hỗ trợ thông qua các Hiệp hội, DN thay vì các tổ chức của nông dân. Bởi, không ai hiểu sâu vấn đề tổ chức sản xuất nông nghiệp hơn các DN.
Liên quan đến những khó khăn trong tiếp cận tín dụng mà DN phản ánh, bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lý giải: Thời gian qua, có những DN không tiếp cận được với nguồn vốn ngân hàng, chủ yếu bởi tình hình tài chính của DN yếu kém, không thuyết trình được dòng tiền để đảm bảo khả năng trả nợ… Do đó, để cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng, DN cần chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh với ý tưởng kinh doanh khả thi, nâng cao khả năng quản trị dòng tiền…
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã từng phát biểu: “Kinh tế đất nước đang ngày càng hội nhập sâu rộng với hàng loạt Hiệp định thương mại đã, đang và sẽ được ký kết. Điều này mở ra thách thức lớn đối với sự phát triển của ngành nông nghiệp. Thời gian tới, Chính phủ sẽ tập trung đầu tư về cơ sở hạ tầng như thủy lợi, giao thông nông thôn… để phục vụ nông nghiệp. Đồng thời, Chính phủ sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính; cải thiện môi trường kinh doanh; tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư vào nông nghiệp; tiếp tục đồng hành với DN trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, các DN cũng cần phát huy sáng tạo, chủ động tìm ra hướng đi để phát triển.” |
Tin tức mới nhất về Kinh doanh độc giả đọc tại đây.
Cao Phong
Theo nguoitieudung.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã