Học tập đạo đức HCM

“Doanh nhân chăn vịt” được nhận Huân chương Lao động

Thứ sáu - 07/09/2018 04:31
Từ chăn vịt mà cuộc sống trở nên khấm khá thì đã có nhiều người, nhưng chăn vịt mà xây được nhà lầu, mua xe hơi, được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba thì có lẽ ít người được như anh Ngô Đức Thắng ở thôn Cốc Khê, xã Phạm Ngũ Lão, huyện Kim Động (Hưng Yên).

Nuôi vịt kiểu mới

Không như nhiều người hình dung về một nông dân nuôi vịt, Ngô Đức Thắng mang dáng dấp của một doanh nhân thành đạt, lên các diễn đàn, hội nghị, thay vì cầm giấy, anh lướt smartphone sành điệu. Vậy nhưng, như bất cứ người nông dân nào khác, chỉ cần đề cập đến vịt, là anh say sưa kể chi tiết hành trình làm giàu cùng loài vật vốn rất thân thuộc với nhà nông này.

 “doanh nhan chan vit” duoc nhan huan chuong lao dong hinh anh 1

Anh Ngô Đức Thắng kiểm tra trứng vịt.  Ảnh: H.H

Để trang trại thêm hoàn thiện, ngoài nuôi vịt, anh Thắng còn đào ao thả cá, trồng cây ăn quả để tận dụng nguồn phân bón từ chất thải đàn vịt. Đến nay, anh đã phát triển thành 2 trang trại với tổng diện tích lên tới 12,5ha. Trong đó, có 5 mẫu ao thả cá; 14 mẫu trồng các loại cây ăn quả như nhãn, bưởi Diễn, cam Vinh, cam đường Canh, na không hạt. Dự kiến, năm nay trang trại thu về khoảng 5 tỷ đồng.

Hôm chúng tôi đến thăm, trang trại của anh Thắng trông như một “công xưởng” sản xuất vịt vĩ đại, những tiếng chíp chíp dễ thương của hàng vạn con vịt giống trong một không gian xanh mướt cây trái giúp trang trại thêm sinh động. Ngôi nhà ba tầng khang trang chứng minh cho những nỗ lực không biết mệt mỏi của người nông dân này.

Anh Thắng kể, trước khi đến với nghề chăn vịt, anh đã trải qua nhiều nghề để sống. Do nhà nghèo, anh từ bỏ giấc mơ học hành, sau đó lập gia đình, vất vả kiếm tìm một nghề cho cuộc mưu sinh. Đi mãi cũng chùn chân, năm 2002, anh về quê đúng lúc phong trào dồn điền đổi thửa đang diễn ra mạnh mẽ. Trong khi nhiều người dân có tư tưởng chán ruộng, đi làm cho doanh nghiệp, anh lại quyết định thuê 3 mẫu đất trũng nuôi ước mơ làm trang trại và mua 300 con vịt về nuôi. Chỉ sau 1 năm, anh thu lãi khá, nhận thấy đây có thể là cơ hội đổi đời, anh kiến nghị xã dồn đổi toàn bộ diện tích đất nông nghiệp của gia đình thành một thửa để tập trung phát triển.

Được chính quyền tạo điều kiện, Hội Nông dân cho vay vốn ưu đãi, như được chắp thêm cánh, những năm sau đó, đàn vịt của anh Thắng cứ tăng theo cấp số nhân. Đến năm 2005, quy mô đàn vịt đẻ đã tăng lên 1.000 con. Trang trại đang trên đà phát triển thì năm 2006 dịch cúm gia cầm ập đến. Mấy tháng liền, anh gánh khoản lỗ hàng chục triệu đồng. Rồi cơn bão cũng qua, nhưng lần này, anh quyết tâm làm lớn, đầu tư máy ấp trứng để chủ động con giống. Không ngờ, đây lại là một bước ngoặt đối với người nông dân này. Từ việc cung cấp vịt giống cho cả vùng, mỗi sáng thức dậy, anh Thắng có ngay tiền triệu.

Hiện, anh Thắng đang duy trì đàn vịt đẻ 7.000 con. Để chủ động cung cấp đủ vịt giống cho nông dân, anh đầu tư mua 15 máy ấp trứng. Ngoài trứng vịt thu được trong trang trại của nhà, anh còn nhập thêm trứng vịt của người dân địa phương và còn nhận bao tiêu đầu ra vịt giống cho hàng chục hộ chăn nuôi, ấp nở trứng trong xã. Anh tính toán, chỉ cần giá vịt giống luôn giữ ổn định, người chăn nuôi có lãi khá từ 50 - 70%.

“Mỗi ngày, trang trại của tôi cung cấp cho thị trường 60.000 vịt giống, hiện trang trại đang tạo việc làm cho 20 lao động với mức thu nhập ổn định” - anh Thắng cho biết.

Thủ lĩnh chăn vịt Cốc Khê

 “doanh nhan chan vit” duoc nhan huan chuong lao dong hinh anh 2

Với những nỗ lực trong phát triển kinh tế gia đình, hỗ trợ cộng đồng, anh Thắng vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba. Anh cũng là 1 trong 63 Nông dân Việt Nam xuất sắc 2018 do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam bình chọn.

Anh Thắng nhận thấy, muốn làm ăn tốt, không thể chỉ có một mình. Vì vậy, anh quyết định chuyển giao kỹ thuật và hỗ trợ cho những ai muốn làm giàu từ nghề nuôi vịt. Nhờ đó, ở xã Phạm Ngũ Lão bây giờ đã hình thành một “liên minh” chuyên nuôi vịt ấp trứng với khoảng 70 hộ tham gia. Điều đáng nói là, tất cả số vịt giống của bà con, anh Thắng nhận bao tiêu toàn bộ.

Để hoạt động sản xuất, tiêu thụ vịt giống trở nên chuyên nghiệp, anh Thắng còn liên kết với các hộ thành lập Chi hội Nghề nghiệp chăn nuôi vịt xã Phạm Ngũ Lão vào ngày 12.6.2017, với 39 hội viên, tổng diện tích trang trại 45ha, số lượng đầu vịt sinh sản 65.000 con.

Mới thành lập, nhưng dưới sự dẫn dắt của “thủ lĩnh” Thắng và sự đoàn kết của các thành viên, Chi hội Nghề nghiệp chăn nuôi vịt xã Phạm Ngũ Lão đã có những bước tiến rất nhanh. Các thành viên trong chi hội cùng liên kết mở rộng diện tích trang trại lên gấp 1,5 lần và quy mô nuôi vịt, diện tích trồng cây ăn quả tăng gấp 2 lần so với thời điểm ban đầu thành lập. Hiện, các thành viên trong chi hội đã mở rộng quy mô trang trại lên 55ha, quy mô đàn vịt 120.000 con.

Đầu năm 2018, để hạ giá thành thức ăn chăn nuôi, các thành viên đã cùng liên kết góp vốn trực tiếp mua nguyên liệu, thuê nhà máy gia công thức ăn cám. Đến nay, sản lượng tiêu thụ mỗi ngày của cả chi hội là 24 tấn, giá thành giảm 10% so với trước.

“Với sản lượng trứng 80.000 quả và khoảng 67.000 con vịt giống mỗi ngày, giá bình quân 5.000 - 7.000 đồng/con, mỗi thành viên trong chi hội lãi từ 3 - 5 triệu đồng/ngày” - anh Thắng thông tin.

Cho đến giờ, nhiều thành viên trong Chi hội Nghề nghiệp chăn nuôi vịt Phạm Ngũ Lão vẫn không quên được thời điểm giữa năm 2017, khi giá vịt giảm mạnh, nhiều trại bỏ không, thời điểm đó, ở Cốc Khê vắng hẳn tiếng vịt kêu. Nhưng anh Thắng vẫn động viên các thành viên “chờ thời”, đến cuối năm 2017, nhận định thị trường chắc chắn sẽ lên, anh bàn với các thành viên chuẩn bị đủ vốn, nguồn lực để vào vụ mới. Kết quả, đầu năm 2018, những người chăn nuôi vịt Cốc Khê thắng lớn, giá vịt giống lên đến 8.000 - 9.000 đồng/con, gấp 4 - 4,5 lần thời điểm trước đó. “Trong nghề này, không chỉ phòng bệnh tốt, chủ động về con giống mà phải đoán được nhu cầu thị trường để quyết định thời điểm sản xuất phù hợp” - anh Thắng nói.

 Là người đầu tiên đưa vịt về Cốc Khê, góp phần hình thành nên nghề nuôi vịt giống của vùng quê này, giúp nhiều nông dân đổi đời, đến nay, vịt giống Cốc Khê đã đi đến khắp cả nước, sự bài bản, chuyên nghiệp và uy tín tạo dựng trong bao nhiêu năm của anh Thắng đã giúp tạo nên thương hiệu. Dù vậy, anh vẫn trăn trở về nguồn vốn đầu tư phát triển cho mình và các hộ dân. “Nếu được vay vốn với lãi suất ưu đãi, chắc chắn chúng tôi còn phát triển mạnh hơn nữa” - anh Thắng nói.

Theo danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập155
  • Hôm nay34,561
  • Tháng hiện tại979,911
  • Tổng lượt truy cập91,043,304
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây