Cá đồng mới được tát từ dưới đìa lên
Sau khi bơm cạn nước trong đìa, người dân sẽ dùng tay không bắt cá
Có mặt tại nhà ông Trần Văn Nhi (xã Lý Văn Lâm, TP.Cà Mau, tỉnh Cà Mau) khi đang chuẩn bị tát đìa, chia sẻ: “Mùa thu hoạch cá đồng ở miền Tây được chia thành 2 giai đoạn: trước và sau Tết. Cá đồng do tự nhiên mà có, không nuôi cũng chẳng cần chăm sóc nên người ta còn gọi là cá trời cho. Cá đồng có hơn chục loại trong đó phổ biến các loại có giá trị cao như: cá lóc, trê, rô, bổi, thác lác, chạch,…”
Vui vẻ khi bắt được những con cá to
Những sọt cá đầy được đưa lên bờ
Cũng theo ông Nhi, cá dồn trong các ao thường rất nhiều nên phải nhờ thanh niên trai tráng gần nhà đến bắt phụ. Cá đồng sau khi được bắt lên, một phần được đem bán ở chợ, một phần thì để biếu tặng bà con xung quanh, hay nướng trui để nhâm nhi rượu.
Sau đó được rửa sạch để chuẩn bị lựa ra các loại cá khác nhau
Cá đồng có hơn chục loại trong đó phổ biến các loại có giá trị cao như: cá lóc, trê, rô, bổi, thác lác, chạch,…
Các loại cá được lựa theo từng loại
Cá được đựng trong các lu, chuẩn bị đem ra chợ bán
Hiện, nguồn lợi cá đồng không còn nhiều, tát đìa trở thành một thú vui hiếm có
Theo nhiều nông dân, tuy những năm gần đây lượng cá đồng đã giảm đáng kể, nhưng giá trị kinh tế cao hơn, trung bình thu từ 2-3 triệu/đợt. Và tát đìa nay trở thành một nét đẹp văn hóa của người dân nơi đây.
Theo Chúc Ly / Dân Việt
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã