Học tập đạo đức HCM

Đổi mới công nghiệp chế biến- Bài 1: Bất lực nhìn trái cây chín rộ

Thứ tư - 30/07/2014 03:57
Việt Nam thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, rất thuận lợi cho các loại cây ăn quả, cây công nghiệp phát triển. Tuy nhiên, khí hậu nóng ẩm quanh năm là tác nhân khiến cho các sản phẩm nông nghiệp nhanh bị hỏng. Trong khi đó, ngành công nghiệp bảo quản, chế biến nông sản phát triển chưa xứng với tiềm năng. Đây là nguyên nhân khiến nhiều sản phẩm nông nghiệp rớt giá hoặc giá trị thấp khi xuất khẩu.

Bài 1: Bất lực nhìn trái cây chín rộ

 

Vào mùa thu hoạch, có nhiều loại trái cây chín rộ trong khoảng thời gian ngắn, nhưng thị trường trong nước không thể tiêu thụ hết nên dễ bị hư hỏng, rớt giá. Chế biến, xuất khẩu quả tươi được xem là những hướng đi triển vọng, giúp tăng giá trị của trái cây Việt.


Được mùa cũng như không


Lấy trái vải thiều làm ví dụ. Theo Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang, năm 2014, vải thiều được mùa. Sản lượng vải quả của toàn tỉnh ước đạt 140.000 tấn, cao hơn năm 2013 là 10.000 tấn. Tuy nhiên, thu nhập của người trồng vải Bắc Giang lại không tỷ lệ thuận với sản lượng vải quả. Anh Nguyễn Văn Thắng, xã Quý Sơn (huyện Lục Ngạn) cho biết, năm 2014, người dân ở Lục Ngạn nói riêng và người trồng vải trên toàn tỉnh nói chung đều được mùa, lượng quả thu hoạch cao hơn các năm trước, nhưng giá bán lại rẻ hơn.

 

Vải thiều được mùa cũng là lúc tư thương ép giá người nông dân. Trong ảnh: Các thương lái đổ xô về Lục Ngạn mua vải, gây ra tình trạng ách tắc giao thông kéo dài. Ảnh: Việt Hưng - TTXVN


“Vải Lục Ngạn được giá nhất so với những loại vải được trồng ở Bắc Giang. Năm ngoái, chúng tôi bán được 17.000 - 18.000 đồng/kg nhưng năm nay chỉ bán được 13.000 - 14.000 đồng/kg. Vải được trồng ở các huyện khác có giá rẻ hơn”, anh Thắng cho biết. Theo anh Thắng, hiện tượng được mùa mất giá gần như là một quy luật, năm nào được mùa thì giá sẽ giảm và ngược lại. Do vậy, thu nhập của người dân dù được mùa hay không được mùa không chênh lệch nhau nhiều. Hầu hết vải quả tươi được bán phục vụ thị trường tiêu dùng ngay; còn lượng bán cho các nhà máy chế biến thì rất ít.


Ông Chu Công Báo, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Lục Ngạn cho hay: “Số lượng vải thiều mà các công ty mua để chế biến xuất khẩu vẫn còn rất hạn chế, chỉ khoảng 1.000 - 2.000 tấn, tương đương 0,7% số lượng vải mà người dân Bắc Giang sản xuất trong mỗi vụ”.


Đa số các nhà khoa học cho rằng, để người trồng vải Bắc Giang nói riêng và các vùng trồng cây ăn trái nói chung phát triển bền vững thì nhất thiết phải phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến hiện đại.


Theo nhiều chủ doanh nghiệp chế biến nông sản, trái cây Việt nếu được chế biến, bảo quản tốt sẽ mang lại giá trị gia tăng cao hơn. Vải thiều tại Việt Nam có giá khoảng 10.000 đồng/kg, nếu được đưa sang Nhật, giá mỗi kg vải thiều sẽ lên tới vài trăm nghìn đồng/kg.


Lối thoát


Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội: “Các nước không trồng được trái cây nhiệt đới rất muốn nhập loại trái cây này phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng. Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ, với công nghệ bảo quản như hiện nay, thời gian hoa quả Việt Nam giữ được độ tươi ngon rất ngắn”.


“Yêu cầu tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm ở các thị trường châu Âu, Mỹ rất cao, trong khi việc sản xuất trái cây ở nước ta vẫn còn mang tính tự phát; nhiều loại trái cây chưa đáp ứng được yêu cầu của các thị trường khó tính”, TS Võ Mai, Chủ tịch Hiệp hội Trái cây Việt Nam nhận định. Thực tế, theo TS Mai, sản lượng trái cây đạt tiêu chuẩn xuất khẩu quá ít, chỉ khoảng 10% diện tích cây ăn quả được chứng nhận GAP (thực hành nông nghiệp tốt).


Về hướng đi giúp trái cây Việt Nam giữ được độ tươi ngon nhờ công nghệ hiện đại, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân cho biết: Năm ngoái, Bộ đã hợp tác với một đối tác Nhật Bản nhập công nghệ tế bào sống (CAS) bảo đảm giúp những sản phẩm được bảo quản trong thời gian rất dài vẫn giữ được phẩm chất tươi nguyên như khi vừa được thu hái.


“Đối với quả vải, thế mạnh của Bắc Giang, chúng tôi đang đàm phán với phía Nhật Bản để đối tác chuyển giao công nghệ bảo quản hiện đại. Bởi trái vải muốn vào được thị trường này thì phải đáp ứng được các tiêu chí của họ. Chúng ta thí điểm đưa cho họ một sản phẩm mẫu, khi sản phẩm này được chấp nhận thì họ mới có thể ký hợp đồng với ta”, Bộ trưởng Nguyễn Quân cho biết.


“Chắc chắn, người nông dân ở khu vực trồng vải phải tổ chức lại sản xuất, gieo trồng, chăm bón theo một quy trình, trước mắt là VietGAP, về lâu dài là tiêu chuẩn Global GAP. Và khi đó, quả vải mới có chất lượng đồng nhất, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Chúng tôi hy vọng, năm tới, quả vải sẽ được xuất khẩu sang Nhật Bản”, Bộ trưởng Nguyễn Quân cho biết.


Bộ Khoa học và Công nghệ đã giao cho Viện Nghiên cứu và Phát triển vùng hợp tác với Công ty ABI Nhật Bản để tiếp nhận công nghệ CAS và chuyển giao cho doanh nghiệp Việt Nam. Quá trình hợp tác và làm chủ công nghệ CAS được chia làm 3 giai đoạn: Thứ nhất là xây dựng phòng thí nghiệm và trung tâm công nghệ CAS; thứ hai là chuyển giao công nghệ CAS cho một số doanh nghiệp chế biến hải sản, nông sản Việt Nam và thứ ba, Công ty ABI chuyển giao việc lắp ráp, chế tạo thiết bị CAS cho Việt Nam. Sau gần một năm nghiên cứu ứng dụng công nghệ CAS, hiện nay Viện đã làm chủ được quy trình công nghệ CAS để bảo quản một số sản phẩm như: tôm sú, cá ngừ, quả nhãn, quả vải, quả cam.


Theo PGS.TS Trần Ngọc Lân, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển vùng (Bộ Khoa học & Công nghệ): “Công nghệ CAS sẽ góp phần giải quyết được bài toán “được mùa - rớt giá” cho một số loại nông sản, hải sản và góp phần đưa hải sản, nông sản Việt Nam đến nhiều nước trên thế giới”.
“Viện đang nghiên cứu thực nghiệm CAS bảo quản các đối tượng sản phẩm hải sản (hàu, cua ghẹ, nghêu, trứng cá tầm...) và một số loại trái cây (quả thanh long, quả dứa, quả bơ... .”, PGS.TS Trần Ngọc Lân cho biết.


Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh lưu ý: “Với công nghệ CAS, nông sản sẽ giữ được chất lượng tươi ngon trong một thời gian dài (có thể là hàng năm). Nhưng theo tôi được biết, chi phí ứng dụng công nghệ này tương đối tốn kém, không phải doanh nghiệp nào cũng đầu tư được”.

Theo baotintuc.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập302
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại807,840
  • Tổng lượt truy cập90,871,233
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây