Đây là một trong những nội dung triển khai Quyết định 12 (ngày 6/1/2017) của Thủ tướng về phê duyệt Đề án “Xác định thiệt hại, thực hiện bồi thường, hỗ trợ; khôi phục sản xuất và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển tại Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế”.
Theo đó, đối tượng hỗ trợ là những tổ chức, cá nhân là chủ tàu chủ tàu cá công suất dưới 90 CV đang hoạt động khai thác hải sản, có tên trong danh sách bị thiệt hại do sự cố môi trường được UBND tỉnh ở 4 địa phương nói trên phê duyệt.
Số lượng tàu cá đóng mới là 400 tàu vỏ composite và vỏ gỗ, công suất 90-400 CV. Các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế được phân bổ mỗi tỉnh 100 tàu (75 tàu vỏ composite và 25 tàu vỏ gỗ), với các nghề lưới rê, lưới vây, câu, lưới chụp, dịch vụ hậu cần khai thác.
Ngư dân tham gia đóng tàu sẽ được hỗ trợ, vay tối đa 90% giá trị đóng mới (với tàu vỏ composite) và 70% với tàu vỏ gỗ và được dùng chính con tàu để làm tài sản đảm bảo khi vay vốn.
Tổng cục Thủy sản cũng cho biết, chương trình trên là để hỗ trợ cho ngư dân chuyển đổi nghề từ đánh bắt gần bờ sang xa bờ. Về lãi suất, ngư dân sẽ được hưởng mức thấp nhất khi cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Ngư dân chỉ nộp 1% lãi suất, phần còn lại sẽ được cấp bù một lần cho ngân hàng thương mại từ nguồn kinh phí bồi thường thiệt hại của Formosa.
Thời gian hỗ trợ lãi suất là 11 năm với tàu vỏ gỗ và 16 năm với vỏ composite. Năm đầu tiên kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên, chủ tàu được miễn lãi và chưa phải trả nợ gốc.
Về cơ sở đóng tàu, Bộ NN&PTNT yêu cầu phải là các cơ sở đóng tàu đáp ứng điều kiện về nhà xưởng, trang thiết bị theo Thông tư 26 của Bộ này đã công bố ngày 25/8/2014. Các trang thiết bị phụ phụ đóng tàu phải đang ở trạng thái hoạt động bình thường.
Đối với cơ sở đóng tàu cá vỏ composite phải thuộc danh mục được Bộ NN&PTNT công bố và đã thực hiện đóng tàu cá vỏ composite cơ loại công suất từ 90-400 CV, được kiểm tra, cấp sổ đăng kiểm tàu các và giấy chứng nhận an toàn toàn kỹ thuật tàu cá.
Chương trình này sẽ thực hiện trong 2 giai đoạn; trong đó giai đoạn 1 là từ nay đến hết năm 2017 và giai đoạn 2 là năm 2018, trên cơ sở sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 1 để điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện.
Ngoài ra, theo Tổng cục Thủy sản, đến nay, số tiền đền bù thiệt hại cho ngư dân 4 tỉnh bị thiệt hại do Formosa xả thải là 6.638 tỷ đồng. Tính đến hết tháng 6, số tiền tạm ứng cho các tỉnh là 6.310 tỷ đồng, trong đó số tiền đã giải ngân 5.530 tỷ đồng. Số còn lại sẽ được các địa phương giải ngân trong thời gian sớm nhất.
Tác giả bài viết: PHẠM ANH
Nguồn tin: www.tienphong.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã