Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, các huyện Trảng Bom, Vĩnh Cửu, Cẩm Mỹ…, trong đó, huyện Cẩm Mỹ của Đồng Nai là địa phương có số lượng dự án cánh đồng lớn liên kết sản xuất- tiêu thụ được triển khai nhiều nhất trên địa bàn tỉnh. Mô hình sản xuất này bước đầu cho thấy hiệu quả và mang đến nhiều lợi ích cho đa số nông dân tham gia.
Theo các hộ dân tại các địa phương khi tham gia vào dự án cánh đồng lớn, cái lợi lớn nhất mà người nông dân được hưởng là năng suất và chất lượng sản phẩm được nâng cao lên gấp nhiều lần và việc tiêu thụ sản phẩm lại rất thuận lợi.
Việc xây dựng và triển khai thực hiện các dự án cánh đồng lớn kết hợp với việc hỗ trợ xây dựng thương hiệu nông sản cho các cây trồng chủ lực của địa phương đã và đang góp phần đưa các huyện, thị xã của Đồng Nai phát triển nền nông nghiệp theo hướng bền vững hơn. Đặc biệt, người nông dân tham gia vào các dự án cũng được hưởng nhiều lợi ích hơn so với việc sản xuất manh mún, tự phát trước đây.
Ông Nguyễn Văn Lâm, chủ trang trại nấm ở xã Bàu Sen, thị xã Long Khánh (Đồng Nai) cho biết, sau khi được chấp thuận cho triển khai dự án cánh đồng lớn, các chủ dự án đã hỗ trợ nông dân áp dụng khoa học - kỹ thuật, thay thế giống mới, quy trình canh tác hiện đại. Nhờ đó, năng suất, thu nhập của người nông dân cũng tăng cao hơn, thông qua hình thức liên kết, nông dân sẽ có điều kiện áp dụng quy trình sản xuất thức hành nông nghiệp tốt như: VietGAP, GlobalGAP. "Qua các dự án, người nông dân sẽ an tâm trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Bởi, trước đây khi bán cho thương lái, người nông dân gần như không thể quyết định giá bán sản phẩm mà mình làm ra. Tuy nhiên, khi tham gia vào các dự án cánh đồng lớn, nông dân được thương thảo và ký hợp đồng mua bán với các đơn vị tiêu thụ nên có thể biết được giá bán khi chưa thu hoạch sản phẩm" - ông Lâm cho biết thêm.
Thời gian tới, các cấp và ngành chức năng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai sẽ tiếp tục kêu gọi các doanh nghiệp tham gia liên kết trong sản xuất và tiêu thụ để thực hiện thêm các dự án cánh đồng lớn, góp phần giải quyết bài toán đầu ra cho nông sản ở địa phương. Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm đầu mối theo sát, hỗ trợ doanh nghiệp, nông dân tham gia các dự án cánh đồng lớn, đồng thời chủ động phối hợp với các sở, ngành và địa phương kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện.
Tỉnh Đồng Nai cũng xác định tập trung hỗ trợ, phát triển các dự án cánh đồng lớn nhằm mục tiêu giúp ngành nông nghiệp, bộ mặt nông thôn và đời sống nông dân đổi thay theo hướng tích cực. Được biết, nguồn kinh phí ngân sách tỉnh hỗ trợ cho một số dự án cánh đồng lớn trên địa bàn được duyệt trong năm 2017 đạt hơn 10 tỷ đồng./..
Tác giả bài viết: K.V
Nguồn tin: cpv.org.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã