Học tập đạo đức HCM

Du lịch nông nghiệp: “Đất vàng” bị bỏ hoang

Thứ bảy - 26/05/2018 09:32
Du lịch nông nghiệp là một thị trường nhiều tiềm năng đang bị bỏ ngỏ, việc quy hoạch chiến lược phát triển đồng bộ có thể tạo lên sản phẩm cạnh tranh cho du lịch Việt Nam.

Trao đổi với DĐDN, ông Phạm Hà, CEO Luxury Travel cho biết, khách du lịch thuần tuý từ Châu Âu, Châu Mỹ hiện rất thích du lịch nông nghiệp. Trong đó có hai loại hình là các tour nông nghiệp và tour dựa vào nông nghiệp với những đặc trưng nền “văn hoá lúa nước” của Việt Nam.

p/Khách du lịch nước ngoài tham gia cấy lúa tại làng cổ Đường Lâm, Hà Nội.

Khách du lịch nước ngoài tham gia cấy lúa tại làng cổ Đường Lâm, Hà Nội.

“Đất vàng” bị… bỏ hoang

Ông Hà cho biết: “Các tour nông nghiệp thường cho khách học hỏi, nghiên cứu giống cây trồng. Còn các tour dựa vào nông nghiệp là phổ biến hơn ví dụ như tour một ngày làm nông dân, làm rau làng Trà Quế, trải nghiệm hoạt động trồng lúa, bắt cá, ở nhà dân, hái cà phê, đi cày, đi bừa, cưỡi xe bò, xe trâu, xem trồng nho và thử rượu vang Đà Lạt…”.
 

Theo đó, du khách đến từ những nền văn hóa khác biệt sẽ việc được tìm hiểu, trải nghiệm, khám phá đời sống sinh hoạt và sản xuất của bà con nông dân. Sự hấp dẫn với du khách nước ngoài không phải là những điều to tát mà chỉ đơn giản như việc mặc cho khách mặc quần áo của nông dân đồng bằng Bắc Bộ, áo tứ thân, áo dài; Học cách ăn bằng đũa, vào bếp nấu cơm từ gạo, bằng rơm rạ...

Phải nói thêm, du lịch nông nghiệp là loại hình đã hình thành và phát triển ngày càng hoàn chỉnh trong suốt 40 năm qua tại châu Âu, nhất là các nước Ý, Pháp… và các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, thậm chí các quốc gia láng giềng như Thái Lan, Malaysia.

Cùng với xu hướng chung đó, nhiều chuyên gia nhận định, tiềm năng của du lịch nông nghiệp là rất lớn, thậm chí có thể là “con át chủ bài” của du lịch một đất nước nông nghiệp như Việt Nam. Điều này hoàn toàn có căn cứ, bởi theo ông Ngyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, tốc độ tăng trưởng nhu cầu du khách tham quan, trải nghiệm ở khu nông trại miệt vườn mỗi năm đều ở mức 20-30%. Vì vậy, không quá khi nói du lịch nông nghiệp là một "mảnh đất vàng" đang bị bỏ quên.

Cộng hưởng chính sách

Do đó, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho rằng, yếu tố tiên quyết cần cho sự phát triển của du lịch nông nghiệp là sự cộng hưởng giữa ngành du lịch và nông nghiệp. “Muốn "mảnh đất vàng" cho ra trái ngọt thì cả hai ngành cần có sự phối hợp để cùng quảng bá, gắn chặt với giá trị văn hóa bản sắc của từng vùng miền”, ông Tuấn nhận định.

Đồng quan điểm, ông Phạm Hà kiến nghị hai đơn vị cần bắt tay để có quy hoạch sản phẩm du lịch riêng cho mỗi địa phương, giúp du khách trải nghiệm khác biệt giữa các vùng miền.

“Tổng Cục Du lịch và Bộ Nông nghiệp có thể xây dựng khoảng 10 sản phẩm riêng biệt mang màu sắc vùng để các doanh nghiệp lữ hành trải nghiệm, góp ý kiến và giới thiệu đến du khách, đây là việc có thể làm ngay”, ông Hà nói.

Ở góc độ nhà đầu tư, vị này cũng cho biết, theo quy định nhà đầu tư chỉ được xây dựng 25-30% diện tích đất của dự án du lịch nông nghiệp, phần còn lại là cảnh quan. Và trên thực tế người nông dân vẫn kể câu chuyện về canh tác của họ trên 70% diện tích cảnh quan này. “Do đó, Chính phủ cần cân nhắc có thêm ưu đãi thuế và tiền thuê đất cho nhà đầu tư, có thể giảm tiền thuê trên diện tích 70% cảnh quan này, góp phần thu hút nhà đầu tư phát triển sản phẩm dự án du lịch nông nghiệp. Ba nhà là nhà nông - nhà nước - nhà doanh nghiệp phải cùng vào cuộc”, ông Phạm Hà kiến nghị.

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập204
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm196
  • Hôm nay70,813
  • Tháng hiện tại873,188
  • Tổng lượt truy cập90,936,581
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây