Học tập đạo đức HCM

Du lịch nông nghiệp: Lâm Đồng tăng mô hình du lịch canh nông

Thứ sáu - 30/03/2018 05:10
Bên cạnh những tiềm năng sẵn có, để kết hợp phát triển mô hình du lịch canh nông thì sản phẩm du lịch mới này vẫn còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Việc khai thác tài nguyên nhà vườn vào du lịch chủ yếu mang tính tự phát, chưa có kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch cụ thể, thiếu sự liên kết và đồng bộ.

Theo bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Lâm Đồng, trong những năm qua, ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng đã có những bước phát triển, lượng khách và doanh thu xã hội từ du lịch năm sau cao hơn năm trước. Sự phát triển của ngành du lịch đã tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Bên cạnh những sản phẩm du lịch đặc thù của Đà Lạt - Lâm Đồng như tham quan, nghỉ dưỡng, sinh thái, hội nghị hội thảo,…việc khai thác tiềm năng phát triển du lịch canh nông là một hướng đi mà tỉnh Lâm Đồng đang hướng tới. Việc khai thác chính tài nguyên nông nghiệp sẵn có để tạo ra những sản phẩm mới phục vụ du lịch sẽ là một trong những giải pháp giúp các nông trại, nhà vườn có thêm nguồn thu nhập, góp phần đa dạng hóa sản phẩm, tạo sức hút cho du lịch và quảng bá được sản phẩm nông nghiệp của tỉnh. 

 du lich nong nghiep: lam dong tang mo hinh du lich canh nong hinh anh 1

Dâu tây được trồng theo công nghệ thủy canh tại Vườn dâu Thanh Trung, Lâm Đồng. Ảnh: I.T

Mặc dù có được nguồn lao động dồi dào, nhưng chủ yếu là các hộ cá thể tự kinh doanh, vì vậy chưa đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng cao của du khách, đặc biệt là khách quốc tế. Bên cạnh đó, hệ thống giao thông đến một số nhà vườn và giao thông nội bộ còn gặp nhiều khó khăn.

Ngoài ra, cơ sở vật chất tại các nhà vườn hầu như chỉ để phục vụ sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị chưa đầy đủ và chuẩn hóa để phục vụ cho du lịch: khu trưng bày sản phẩm, khu vực để xe, khu vực tiếp đón, nhà vệ sinh đạt chuẩn,… các hoạt động trải nghiệm, diễn giải tại nhà vườn cũng còn hạn chế, chưa khai thác hết tiềm năng phát triển dịch vụ du lịch tại đơn vị.

Để phát triển du lịch canh nông trở thành sản phẩm du lịch mới, có tính cạnh tranh cao, có nét đặc trưng khác biệt mang thương hiệu du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng, tỉnh Lâm Đồng đã tiến hành tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, mời các chuyên gia về du lịch canh nông khảo sát tư vấn cho các đơn vị, hộ dân trên địa bàn tỉnh nhằm hình thành các mô hình “Tuyến du lịch canh nông” và “Điểm du lịch canh nông”; tổ chức chương trình khảo sát, nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm tại tỉnh Tiền Giang và thành phố Cần Thơ cho các cán bộ và các tổ chức, cá nhân đang kinh doanh mô hình du lịch canh nông tham gia.

 du lich nong nghiep: lam dong tang mo hinh du lich canh nong hinh anh 2

Giống cà chua tím mới lạ ở Vườn ươm Ông Phan, Lâm Đồng. Ảnh: I.T

Bên cạnh việc định hướng đầu tư hoàn thiện sản phẩm dịch vụ du lịch canh nông, tỉnh cũng đã chú trọng về việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho mô hình. Tỉnh cũng đã tổ chức thẩm định và đã ra quyết định công nhận cho 22 mô hình du lịch canh nông đạt tiêu chuẩn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Bên cạnh các mô hình làng hoa, trang trại nông nghiệp được nhiều du khách biết đến trước đây: Làng hoa Thái Phiên, Hà Đông, Vạn Thành; Hợp tác xã rau Tân Tiến, Xuân Hương,… Các mô hình du lịch nông nghiệp sau khi được thẩm định và công nhận cũng đã hoạt động hiệu quả và thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan như: Trang trại Rau và Hoa, Du lịch canh nông Green Box, Cầu Đất Farm…

Phương Trang /danviet.vn

 Tags: du lịch

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập386
  • Hôm nay50,512
  • Tháng hiện tại847,210
  • Tổng lượt truy cập90,910,603
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây