Điều đó là minh chứng không phải đến khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo tại cuộc thăm và làm việc tại huyện Hải Hậu (Nam Định) vào sáng 21/2 rằng “phải đưa doanh nghiệp vào nông nghiệp”, mà trước đó nhiều năm, tại quê nhà Thủ tướng ở Quảng Nam, việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp và đưa doanh nghiệp vào nông nghiệp đã được triển khai đồng bộ trên nhiều lĩnh vực.
Người tiên phong
Công ty Trường Hải Chu Lai là doanh nghiệp đi tiên phong và xác định cơ khí ô tô là ngành kinh tế mũi nhọn đã cho nhiều mùa quả ngọt trong thu ngân sách… Năm 2003 khi ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT THACO đặt chân đến Khu Kinh tế mở Chu Lai - Khi đó còn là vùng đất cát hoang mạc. Thế nhưng sau 15 năm, vùng đất hoang mạc khó nghèo Tam Hiệp, Chu Lai, Núi Thành Quảng Nam đã trở thành một khu phức hợp sản xuất ô tô hiện đại của đất nước, mở đầu cho phát triển nền công nghiệp tại Khu Kinh tế mở Chu Lai-Khu kinh tế mở đầu tiên trong cả nước.
Nhớ lại thời gian khó khi đặt chân đến Quảng Nam, ông Trần Bá Dương bảo rằng nếu lúc đó Đảng bộ và chính quyền địa phương cùng nhân dân Quảng Nam không đồng thuận. Đặc biệt là ông Nguyễn Xuân Phúc lúc đó là Chủ tịch UBND tỉnh không quyết liệt thực thi các giải pháp đẩy mạnh phát triển công nghiệp thì ông đã bỏ cuộc và chắc chắn sẽ không thể nào có được khu phức hợp cơ khí ô tô lớn như bây giờ tại Khu Kinh tế mở Chu Lai, Quảng Nam.
“Nói điều đó để minh chứng một điều rằng chúng ta có thể làm được tất cả khi cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc và người đứng đầu hệ thống chính quyền cùng đồng hành cùng doanh nghiệp thì dù khó khăn mấy cũng vượt qua và chúng ta sẽ làm được nhiều việc lớn” - ông Dương khẳng định.
Cơ ngơi của Trường Hải giờ đây, từ ô tô tải, ô tô chở khách, xe chuyên dụng phục vụ cho tất cả các ngành nghê đến xe du lịch với tỷ lệ nội địa hóa từ 20 đến 40%. Dự kiến tổng giá trị xuất khẩu khoảng 32,4 triệu USD (xe bus, khung gầm xe bus và linh kiện phụ tùng).
Không chỉ sản xuất ôtô mà Thaco cũng sẽ mở tuyến hàng hải container trực tiếp từ cảng Hiroshima - Nhật Bản về Chu Lai. Dự án mở rộng 11.000 m2 bãi cảng cũng sẽ hoàn thành trong năm nay, đầu tư trạm cân 80 tấn, mở rộng 250m cầu cảng về phía hạ lưu để tiếp nhận tàu có tải trọng đến 50.000 tấn... Kế hoạch năm 2018, Khu phức hợp sản xuất và lắp ráp ô tô Chu Lai - Trường Hải sẽ nộp ngân sách Quảng Nam hơn 17.710 tỷ đồng, tăng 43% so với năm 2017.
Với quyết tâm đẩy mạnh hiện đại hóa nông nghiệp, chỉ sau một năm đầu tư, đến đầu năm 2018 nhà máy sản xuất máy nông nghiệp trên diện tích 12.500 m2 sản xuất các loại máy kéo nông nghiệp, máy gặt đập và các thiết bị canh tác phục vụ ngành nông nghiệp cho ra đời sản phẩm đầu tiên với giá thành rẻ. Mà với kỳ vọng của ông Trần Bá Dương sẽ tập trung đầu tư sản xuất các loại máy nông ngiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp trong chuổi khép kín với các loại máy nông nghiệp chuyên biệt.
Để đẩy mạnh phát triển khu phức hợp cơ khí ô tô trở thành ngành kinh tế mũi nhọn thúc đẩy phát triển kinh tế, Trường Hải - Chu lai tiếp tục đầu tư 3 tỷ USD phát triển khu công nghiệp cơ khí ô tô để đến năm 2021 biến khu phức hợp thành trung tâm cơ khí đa dụng và ô tô quốc gia, phát triển thành tập đoàn công nghiệp đa dạng mang tầm khu vực ASEAN thực hiện sứ mệnh trở thành thương hiệu của đất nước để có thể tạo dựng hình ảnh trên thị trường thế giới.
Cần “lực nâng” của Chính phủ
“Tuy nhiên, bên cạnh lực kéo của thị trường, lực đẩy của công nghệ, rất cần lực nâng của chính sách. Nhà nước cũng nên xem xét chính sách thuế, phí ô tô để tạo ra một thị trường sôi động, thay thế dần phương tiện cá nhân ở các đô thị lớn để thúc đẩy nền kinh tế, thay đổi bộ mặt giao thông quốc gia và công cụ hiện đại trong sản xuất nông nghiệp”- ông Dương khẳng định.
Ngay TS Trần Du Lịch - thành viên Tổ tư vấn kinh tế Thủ tướng Chính phủ, một nhà kinh tế khó tính khi đến Quảng Nam nghiên cứu đã từng khẳng định: Công nghiệp cơ khí ô tô tiếp tục là ngành mũi nhọn - Trường Hải đang thành công và đi đúng hướng với cơ khí ô tô và chuyển sang cơ khí ngư, nông nghiệp thành công, nhưng là thương hiệu nước ngoài. “Chính phủ cần một ô tô made in Việt Nam. Không nhất thiết phải lấy dòng xe con mà xe bus, tải… đang chiếm lĩnh thị phần, tại sao Trường Hải không xây dựng một thương hiệu quốc gia cho dòng xe này. Ngay cả máy móc thiết bị cho ngành nông ngư nghiệp?”, ông Lịch đặt câu hỏi.
Còn Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Đinh Văn Thu thì đầy trăn trở lo toan mà như lời tâm sự đầy suy tư rằng: Khu kinh tế mở Chu Lai hội tụ đủ mọi điều kiện để trở thành một đặc khu kinh tế nhưng đang bị chựng lại. So với các khu kinh tế khác không có gì ngoài từ MỞ!
“Để đẩy mạnh phát triển kinh tế tại khu vực này, Chính phủ cần dựa vào thực tiễn sau 15 năm làm khu kinh tế để chọn mô hình đầu tư, để đưa ra cơ chế, chính sách khác biệt, đột phá mới mong đủ lực đẩy phát triển. Quảng Nam quan tâm đến công nghiệp hỗ trợ ngành may và ô tô, nhưng cần hành lang pháp lý về luật công nghiệp hỗ trợ. Vì vậy rất cần có chính sách hỗ trợ ban đầu, phù hợp mới có thể tăng tốc bức phá đẩy mạnh phát triển công nghiệp. Nếu cơ chế chính sách không kịp thời thì dù Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Quảng Nam có quyết tâm đến mấy cũng khó thành công”- ông Thu trăn trở.
Nguồn: Báo Diễn đàn doanh nghiệp
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã