Ở góc độ thị trường, rau Trà Quế đã vươn ra khỏi khu vực Quảng Nam, có mặt tại các siêu thị ở thành phố Đà Nẵng và TPHCM. Rau Trà Quế góp phần tạo nên các món ăn đặc sản của xứ Quảng như mì Quảng, cao lầu, bê thui Cầu Mống, thịt heo cuốn bánh tráng…
Hiện nay, làng rau Trà Quế đã có tên trong các tour tham quan của du khách trong và ngoài nước.
Làng rau Trà Quế có hàng chục loại rau ăn lá và rau gia vị. Rau ở đây tuy không to và mượt mà như các loại rau thường thấy ở các chợ vùng quê khác, nhưng mùi vị thơm ngon hơn.
Du khách đang tìm hiểu rong chồn, một loại rong người dân dùng để bón cho rau góp phần tạo nên một hương vị đặc trưng chỉ có ở rau Trà Quế.
Nông dân tỉ mỉ bón phân, một công đoạn quan trọng để tạo nên những luống rau xanh mượt và thơm ngon.
Phân hữu cơ cùng với rong chồn đã tạo nên sức sống mãnh liệt cho làng rau.
Tuy làng rau Trà Quế được bao bọc bởi hai nhánh sông Đế Võng và Đầm Rong, nhưng hằng ngày người dân chăm chút tưới từng luống rau.
Người nông dân đi thăm vườn rau trở về nhà.
Du khách thong thả đạp xe quanh làng, ngắm nhìn những luống rau xanh tốt.
Đến với Trà Quế, du khách sẽ được trải nghiệm du lịch theo kiểu homestay, mặc những bộ quần áo nông dân, mang dép lê, đội nón lá, trực tiếp làm nông dân với các công việc cuốc đất, bón phân, trồng rau.
Văn Thy Hoàng/sgtiepthi.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Kết luận của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban chỉ đạo tỉnh về phát triển khoa học, công nghệ, ĐMST và CĐS
Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc tổng kết các Chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững
Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
về khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số"