Trên cơ sở đó Thủ tướng nêu những giải pháp lớn và giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ ngành:
Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học & Công nghệ lựa chọn một số sản phẩm từ dược liệu đặc hữu, quý, hiếm (bao gồm cả thuốc cổ truyền) có giá trị kinh tế cao để đầu tư phát triển, coi là sản phẩm quốc gia hoặc được áp dụng các cơ chế hỗ trợ, ưu đãi như đối với sản phẩm quốc gia. Bộ Y tế chủ trì, nghiên cứu, đề xuất chính sách tăng cường liên kết 5 nhà (nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà quản lý và nhà băng); liên kết giữa các địa phương, các vùng. Thúc đẩy vùng chuyên canh quy mô lớn để áp dụng quy trình quản lý chất lượng tiên tiến, công nghệ cao vào nuôi trồng.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế trong việc công nhận giống cây dược liệu, bảo đảm chất lượng giống; khẩn trương ban hành các quy trình chuẩn trong nuôi trồng dược liệu…
Qua phát biểu của Thủ tướng và thực tế thấy chúng ta đang lãng phí một nguồn tài nguyên mà thiên nhiên ban tặng. Thứ hai, chúng ta nói coi trọng y học dân tộc, trong đó có việc chế biến, sử dụng cây thuốc Nam nhưng việc thực hiện chưa thực sự được coi trọng. Thứ ba, nếu biết tổ chức, quản lý thì đây còn là nguồn thu lớn của gia đình, địa phương và cả quốc gia.
Thực tế cho thấy, đã có một số doanh nghiệp biết phối hợp chặt chẽ với các nhà khoa học để đưa những công trình nghiên cứu trở thành sản phẩm hàng hóa, có giá trị cao, ví dụ như Doanh nghiệp tư nhân Hoàn Ngọc – 7 Nga Tây Ninh đã tạo ra trà Hoàn Ngọc hỗ trợ chữa nhiều bệnh, trong đó có bệnh ung thư từ cây hoàn ngọc trên cơ sở triển khai đề tài nghiên cứu cấp quốc gia. Sản phẩm được bán rộng rãi trên thế giới.
Thương hiệu trà Hoàn Ngọc của DNTN Trà Hoàn Ngọc 7 Nga Tây Ninh chiến thắng ở Giải thưởng Công nghiệp Thực phẩm toàn cầu 2014 thuộc hạng mục “Sáng tạo sản phẩm và Cải tiến công nghệ” do Hiệp hội Khoa học và Công nghệ Thực phẩm Quốc tế (IUFoST) tổ chức tại Montreal, Quebec, Canada ngày 18/8/2014…
Mong rằng ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng sớm được các bộ ngành, địa phương triển khai tích cực trên cơ sở hài hòa lợi ích và có hiệu quả. Trong đó cần đặc biệt quan tâm việc xây dựng cơ chế nhằm tạo hành lang pháp lý để các doanh nghiệp và các cơ quan, nhà khoa học hợp tác có hiệu quả. Đây chính là con đường nâng tầm dược liệu Việt. Hai là, sớm hình thành hành lang pháp lý cho việc tích tụ đất đai để có thể tổ chức sản xuất nguyên liệu dược liệu quy mô hàng hóa chất lượng cao. Ba là, sớm xây dựng quy hoạch vùng sản xuất đối với những dược liệu riêng có của Việt Nam để người dân có thể tham gia sản xuất nguyên liệu, doanh nghiệp có thể đầu tư cùng người dân và xây dựng nhà máy chế biến.
Không có khoa học công nghệ, không có chế biến thành những sản phẩm mang thương hiệu quốc gia, không có quảng bá thì có nghĩa là chúng ta còn đang lãng phí tài nguyên được tự nhiên ban tặng.
Hiền Anh/kinhtenongthon.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã