Học tập đạo đức HCM

Giá trái cây ĐBSCL tăng kỷ lục, xuất khẩu rộng mở

Thứ năm - 18/05/2017 03:40
Thời gian gần đây giá các loại cây ăn trái ĐBSCL duy trì ở mức cao. Nguyên nhân khiến giá trái cây tăng đột biến được nhận định do năng suất trái cây năm nay giảm mạnh, trong khi nhu cầu xuất khẩu rất lớn.

Năng suất giảm 30%

Theo nhiều nhà vườn tại Bến Tre, chưa năm nào giá trái cây lại đạt đỉnh như năm nay. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây cũng chưa năm nào năng suất trái cây gia đình họ lại tệ như vậy.

15-54-52_tri-cy-1
Năng suất trái cây năm nay không đạt như kỳ vọng

Theo ông Lê Văn Hoàng (ấp Sơn Phụng, xã Sơn Định, huyện Chợ Lách, Bến Tre) sau mùa hạn mặn năm 2015 – 2016, vườn chôm chôm Thái gần 3 công của gia đình ông bị thiệt hại rất nặng nề. Ông phải đốn bỏ quá nửa số lượng cây chôm chôm do bị nhiễm mặn rụng hết lá để trồng lại cây mới. Số chôm chôm ít ỏi còn lại cũng bị giảm năng suất. Đặc biệt, nhiều cây mới chỉ đang hồi phục lại chứ vụ chôm chôm nghịch trúng giá vừa qua chưa kịp cho thu hoạch.

Cũng chính vì vậy mà chôm chôm Thái có lúc được hỏi mua với giá hơn 100.000 đồng/kg, cao gấp đôi năm rồi nhưng gia đình ông cũng không thể vui. “Suốt vụ nghịch kéo dài mấy tháng qua, nhà tôi chỉ thu được mấy chục ký. Tính ra chỉ đủ tiền phân thuốc giúp vườn cây phục hồi. Trong khi mọi năm, đến thời điểm này gia đình tôi phải thu được cả tấn chôm chôm rồi”, ông Hoàng chia sẻ.

Theo TS.Bùi Thanh Liêm, Trưởng phòng NN-PTNT Chợ Lách: Sau mùa hạn khủng khiếp năm 2015 – 2016, tất cả diện tích cây ăn trái hơn 8.500 ha của địa phương đều bị ảnh hưởng. Đến nay, một số nhà vườn bị ảnh hưởng nặng vẫn chưa thể phục hồi. Thêm vào đó, trong thời gian bà con xử lý cho cây ra hoa thì lại gặp thời tiết mưa nắng thất thường. Không chỉ những cây còn bị ảnh hưởng do hạn, mặn mà ngay cả những cây đã phục hồi cũng không đạt năng suất như kỳ vọng. Chính vì vậy, năng suất cây ăn trái của huyện vụ vừa qua ước giảm khoảng 30% so với cùng kỳ.

Bà Nguyễn Thị Hồng Thu, Giám đốc Cty XNK Trái cây Chánh Thu (Chợ Lách, Bến Tre) cho biết: Thực tế, có những thời điểm DN của bà phải mua chôm chôm Java với giá lên tới 100.000 đồng/kg. Giá trái cây tăng cao như vậy, không hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu từ thị trường. Thực tế, giá trị trái cây của mình không đạt đến mức đó, các hợp đồng doanh nghiệp bà ký kết cũng không đạt đến giá trị như vậy. Nhưng để đảo bảo uy tín, đảm bảo đủ nguồn hàng xuất đi, doanh nghiệp buộc phải bóp bụng thu mua với giá “trên trời” đó, và... chịu lỗ.

Xuất khẩu khả quan

Nói về tình hình chung, bà Thu cho biết, tình hình xuất khẩu trái cây năm nay rất khả quan. Ước tính 4 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu của đơn vị bà tăng khoảng 20-30% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, cũng vì vấn đề sốt giá thời gian qua mà lợi nhuận thu vào lại giảm.

15-54-52_tri-cy-2
Cần liên kết trong sản xuất cây ăn trái để giảm giá thành sản phẩm

Ông Đàm Văn Hưng, chủ Cơ sở Trái cây Hương Miền Tây cho biết: So với cùng kỳ năm 2016, giá trị xuất khẩu của cơ sở ông tăng khoảng 20%. Hiện nay, ngoài các thị trường truyền thống như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức... thời gian vừa qua Hương Miền Tây còn mở rộng ra thị trường Canada và một số nước châu Âu. Nguồn hàng đơn vị cần rất nhiều nhưng thực tế nguồn cung đang thiếu. Đặc biệt, giá bưởi năm nay duy trì ở mức cao cũng gây khó khăn cho việc xuất khẩu.

“Giá thành sản phẩm trái cây nước ta cao hơn so với một số nước trong khu vực. Chính vì vậy, sản phẩm của ta mặc dù chất lượng tốt nhưng vẫn khó cạnh tranh. Để giải quyết vấn đề này, không còn cách nào khác là phải liên kết trong sản xuất để hạ giá thành, tạo ra sản phẩm chất lượng hơn. Như vậy thì ngành hàng trái cây mới có thể phát triển ổn định và hướng đến tầm cao hơn”, ông Hưng nói.

Báo cáo của Bộ NN-PTNT cho thấy, giá trị xuất khẩu hàng rau quả tháng 4 năm 2017 ước đạt 313 triệu USD. Qua đó, đưa khối lượng xuất khẩu hàng rau quả 4 tháng đầu năm 2017 ước đạt 1 tỷ USD, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, thị trường nhập khẩu nhiều nhất là: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc, chiếm tới 82,9% tổng giá trị xuất khẩu hàng rau quả.

Đặc biệt, tín hiệu thị trường tiếp tục lạc quan. Hơn 3 tháng đầu năm 2017, các thị trường có giá trị xuất khẩu hàng rau quả khác tiếp tục tăng mạnh như: Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (gấp 2,04 lần), Nga (88,7%), Thái Lan (34%), Malaysia (32,8%), Hoa Kỳ (13,3%)...

TRẦN HIẾU/ Nông nghiệp
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập306
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại814,307
  • Tổng lượt truy cập90,877,700
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây