Học tập đạo đức HCM

Giống cây trồng trước thách thức biến đổi khí hậu

Thứ bảy - 13/08/2016 11:47
Trong 3 ngày 10 - 12/8, tại TP Cần Thơ, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, UBND TP Cần Thơ tổ chức Hội thảo Quốc gia...

Hội thảo khoa học quốc gia giống cây trồng lần thứ II

Trong 3 ngày 10 - 12/8, tại TP Cần Thơ, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, UBND TP Cần Thơ tổ chức Hội thảo Quốc gia về khoa học cây trồng lần thứ II với chủ đề “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH)”.

 

Nổi bật giống lúa mới

Những năm gần đây, thành tựu nghiên cứu giống nổi bật nhắm vào nhu cầu thị trường, điều kiện thích ứng BĐKH và tính chống chịu sâu bệnh đã được nhanh chóng đưa ra khảo nghiệm và SX tại nhiều địa phương.

TS. Trần Ngọc Thạch, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL giới thiệu một số tiến bộ kỹ thuật nổi bật của 13 giống lúa mới có khả năng thích ứng trong điều kiện chịu mặn 3 - 4‰, tính kháng rầy, kháng bệnh đạo ôn, ngắn ngày, năng suất cao có thể thích nghi ở một số tiểu vùng sinh thái trong vùng ĐBSCL như: OM6976, OM2517, OM5629, OM8017, OM9921, OM8018, OM6677, OM10252, OM6162, OM5451, OM4900, OM7347, ĐTM126.

Bên cạnh đó các giống cây trồng khác như: 3 giống đậu tương HL 07-15, HLĐN29, HLĐN910, giống vừng (mè) đen ĐH-1; chọn tạo giống mới một số going cây ăn quả - cây đầu dòng sầu riêng, chôm chôm, xoài, nhãn lai.

Viện Lúa ĐBSCL còn đưa ra một số giải pháp kỹ thuật như cải tiến giống, gốc ghép mới chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường như khả năng chịu phèn, chịu hạn, chịu mặn, chống chịu bệnh thối rễ.

Theo Cục Trồng trọt điều tra giống lúa năm 2015, từ thành tựu nghiên cứu giống lúa mới đã chuyển giao, đến tháng 5/2015 cả nước có 379 giống lúa có trong danh mục giống cây trồng được phép SX kinh doanh (trong đó 270 giống lúa tẻ thường, 88 giống lúa ưu thế lai, 21 giống lúa nếp).

Hiện nay có 26 giống lúa có diện tích gieo trồng trên 50.000ha, 13 giống gieo cấy trên 100.000ha trở lên, 100 giống có diện tích SX nhỏ, phân bố rải rác và có tính đặc thù và 122 giống không còn được đưa ra SX.

Ở ĐBSCL có 52 giống lúa, trong đó có 45 giống lúa tẻ chiếm 98,9% (4,12 triệu ha), lúa lai chỉ có 5 giống chủ yếu ở vùng phù sa nhiễm mặn, vùng lúa - tôm, diện tích chiếm trên 31.000ha (0,8% diện tích) và các giống lúa nếp mới và giống địa phương chiếm hơn 15.000ha (0,4% diện tích). 10 giống lúa tẻ đang phổ biến SX trên diện rộng trong vùng như IR50404, OM5451, OM6976, OM4900, Jasmine 85, OM4218, Nàng Hoa 9, OM7347, OM2517 và các giống khác.

Từ kết quả trên, các nhà khoa học lựa chọn ra một số giống lúa phù hợp cho từng vùng miền để cải tiến, nâng cao, khắc phục những hạn chế của giống bằng cách quy tụ các gen mục tiêu để có các giống đã có sẵn tính thích nghi rộng, ổn định ngoài SX, đồng thời làm cơ sở cho nhà quản lý đề xuất loại bỏ khỏi danh mục giống cây trồng được phép SX kinh doanh các giống lúa không còn gieo cấy trong SX.

Tuy nhiên khi công nghệ giống lúa đạt nhiều thành tựu và tiến bộ kỹ thuật mới giúp nông dân tăng năng suất và sản lượng lúa thì ý kiến tham luận về phát triển lúa gạo trong bối cảnh BĐKH và hội nhập ở nước ta của PGS Nguyễn Văn Bộ, nguyên Viện trưởng VAAS rất đáng chú ý khi ông cho rằng: Phát triển lúa gạo đang đối mặt với thách thức to lớn về BĐKH, cạnh tranh về đất đai với công nghiệp, đô thị và giao thông. Canh tác quá mức với việc thâm canh, tăng vụ làm cho suy giảm sức SX của đất, ô nhiễm môi trường, tăng phát thải khí nhà kính.

Thêm nữa SX lúa gạo mang lại lợi nhuận thấp nên gần như không có DN đầu tư vào SX lúa. SX theo chuỗi giá trị hộ càng nhỏ thu nhập càng thấp. Chi phí tăng cao cùng với thị trường bấp bênh làm cho nông dân thực sự không yên tâm với nghề trồng lúa. Gạo từ năm 2011 đến nay có hướng đi xuống. Gạo nước ta SX nhiều, giá bán thấp nhất là điều chúng ta cần suy nghĩ có nên SX nhiều gạo không?

 

Thành tựu nghiên cứu

Theo VAAS, kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong 3 năm 2013 - 2015, về nghiên cứu cơ bản có định hướng ứng dụng đáng chú ý là bảo tồn tài nguyên thực vật, bảo tồn ngồn gen đang lưu giữ 38.344 mẫu giống.

18-09-14_nghien-cuu-giong-lu-o-vien-lu-dbscl
Nghiên cứu giống ở Viện lúa ĐBSCL

18-09-14_nghien-cuu-giong-lu-o-vien-lu-dbscl

 

Trong đó lưu giữ an toàn 28.791 mẫu giống cây có hạt, hơn 2.092 mẫu giống cây trồng sinh sản vô tính, 163 mẫu giống cây ăn quả, 787 giống khoai môn sọ, cỏ ngọt, 133 mẫu giống dâu tây, khoai tây cùng với hơn 6.120 mẫu giống của các gen cây ăn quả, cây lưu niên, cây công nghiệp, nấm, hoa, cây cảnh…

VAAS đã bảo quản và thu thập bộ mẫu quốc gia với trên 8.000 loài côn trùng với 100 ngàn mẫu vật; trên 750 mẫu bệnh cây và trên 700 loài cỏ dại hại cây trồng.

Trong công nghệ nuôi cấy mô tế bào, VAAS đã hoàn thành một số quy trình nuôi cấy mô tế bào, kỹ thuật nhân giống mía sạch bệnh quy mô công nghiệp, quy trình phục tráng và canh tác các giống khoai môn… đã được vào áp dụng SX tại các địa phương. Trong nghiên cứu chuyển gen thực vật, nghiên cứu chọn tạo giống lúa kháng bệnh đạo ôn, nghiên cứu về gen chịu hạn cho cây ngô, bước đầu thu nhận được 25 dòng sắn chuyển gen, nghiên cứu khả năng chịu hạn của cây đậu tương.

VAAS được Bộ NN-PTNT công nhận chính thức 49 giống cây trồng mới, 68 giống được công nhận SX thử. Riêng năm 2015 có 17 giống được công nhận chính thức và 42 giống được công nhận cho SX thử. Nhiều công trình được nghiên cứu hoàn thiện và ứng dụng vào SX với quy mô lớn.

PGS.TS Trịnh Khắc Quang, Q. Viện trưởng VAAS:

 

18-09-14_pgs-ts-trinh-khc-qung-q-vien-truong-vien-kho-hoc-nong-nghiep-vn-nh-hd

18-09-14_pgs-ts-trinh-khc-qung-q-vien-truong-vien-kho-hoc-nong-nghiep-vn-nh-hd

 

“Thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành trồng trọt trên cơ sở đa dạng hóa cây trồng, sản phẩm, phát huy lợi thế vùng miền; đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao nhằm tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành và thích ứng với BĐKH.

Theo đó định hướng tái cơ cấu trong lĩnh vực trồng trọt, hướng nghiên cứu khoa học nông nghiệp sắp tới sẽ tập trung nhắm vào 6 đối tượng cây trồng chính là: Lúa gạo, cà phê, hồ tiêu, cây điều, cây sắn và rau quả.

Đối với nghiên cứu chọn tạo giống theo hướng nâng cao chất lượng và chống chịu với điều kiện bất thuận để ứng phó BĐKH như tăng khả năng chịu hạn, chịu mặn và chống chịu sâu bệnh tốt. Tiếp theo là nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật và canh tác tiên tiến để giảm chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người SX.

Theo chỉ đạo của Bộ NN-PTNT, VAAS tiếp tục nghiên cứu về hình thức tổ chức SX, về kinh tế xã hội để cho các tiến bộ khoa học, các sản phẩm nông nghiệp của nước ta đi vào thị trường có hiệu quả và đạt giá trị cao hơn."

 

HỮU ĐỨC
Nguồn: NNVN

 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập410
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại832,211
  • Tổng lượt truy cập90,895,604
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây