Học tập đạo đức HCM

Hà Nội: Chú trọng ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp

Thứ hai - 24/07/2017 05:07
Hà Nội đã triển khai mạnh mẽ ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản cho năng suất, chất lượng nông sản, giá trị gia tăng cao

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao (CNC) là xu thế tất yếu trong bối cảnh diện tích đất canh tác giảm dần và điều kiện thời tiết, khí hậu ngày càng khắc nghiệt, cực đoan. Đồng thời, đây cũng là giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nông sản và giá trị sản xuất nông nghiệp.

Việc đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC là một trong những vấn đề được TP Hà Nội quan tâm chỉ đạo suốt thời gian qua. Kết quả, nhiều tín hiệu tích cực đã được ghi nhận trên địa bàn.

Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, hiện nay trên địa bàn thành phố có một số cơ sở triển khai ứng dụng CNC vào sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản cho năng suất, chất lượng nông sản, giá trị gia tăng cao như trong lĩnh vực trồng hoa có hơn 110 ha ứng dụng CNC trong khâu sản xuất giống, tưới nước tiết kiệm, sử dụng nhà màng, nhà lưới, điều khiển nhiệt độ, ánh sáng. Gần 950 ha cây ăn quả thực hiện ứng dụng CNC trong nuôi cấy mô lựa chọn giống và bao buồng, tưới nước...

Hà Nội: Chú trọng ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp - ảnh 1

Mô hình trồng hoa lan công nghệ cao tại huyện Đan Phượng

Trong lĩnh vực chăn nuôi, nhiều đơn vị đã nhập các giống gà, lợn từ nước ngoài về cải thiện chất lượng đàn giống trong nước; sử dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo đối với bò, lợn... Điểm nhấn về thành công ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp thời gian qua là lĩnh vực sản xuất hoa. Với diện tích khoảng 2.700 ha đất trồng hoa, đến nay thành phố đã hình thành được 50 vùng sản xuất tập trung chuyên canh với quy mô hơn 20 ha, tại các huyện Mê Linh, Đan Phượng, các quận Tây Hồ, Bắc Từ Liêm… cho thu nhập từ 500 triệu đồng đến 1,5 tỷ đồng/ha/năm. Đặc biệt như Hợp tác xã Đan Hoài, Công ty Flora Việt Nam tại huyện Đan Phượng đã đầu tư nhà kính, hệ thống tưới nước, điều hòa nhiệt độ, độ ẩm để trồng các loại hoa cao cấp như hoa ly, hoa lan; doanh thu đạt từ bốn đến năm tỷ đồng/năm.

Tiêu biểu như mô hình trình diễn giống lúa mới năng suất chất lượng, quy mô 200ha/vụ, triển khai tại 10 huyện: Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Mê Linh với các giống lúa mới chất lượng, như giống: Kim cương 111, Vật tư NA2, J02, nếp thơm Hưng Yên, Đại dương 2. Hay triển khai hiệu quả mô hình trồng ngô biến đổi gen, quy mô 35ha tại 2 huyện: Ba Vì, Đan Phượng. Bên cạnh đó, Trung tâm đang triển khai mô hình sản xuất chi mai thế trồng chậu, quy mô 3.000 chậu tại huyện Sóc Sơn và thị xã Sơn Tây, hiện cây đang phát triển tốt.

Về mô hình cơ giới hóa, Trung tâm đã triển khai mua theo đúng số lượng, kế hoạch để ra các máy gặt đập liên hợp, máy cấy, máy làm đất đa năng, dây truyền gieo mạ khay. Ngoài ra, còn có mô hình chăn nuôi dê sinh sản; mô hình thủy sản gồm mô hình nuôi cá rô phi giống mới, mô hình nuôi thủy sản theo hướng an toàn sinh học, mô hình ứng dụng công nghệ vi sinh trong nuôi trồng thủy sản.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cũng thừa nhận, các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn Thủ đô còn ít. Việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp còn nhiều hạn chế. Công nghệ cao mới chỉ được ứng dụng ở một số công đoạn nhỏ trong chuỗi sản xuất, sơ chế, bảo quản sản phẩm, dẫn đến năng suất, chất lượng và giá trị nông sản chưa cao, thiếu tính cạnh tranh.

Thời gian tới, Hà Nội định hướng, phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại và nông nghiệp đô thị sinh thái, góp phần tạo cảnh quan môi trường, thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái, hài hòa và bền vững môi trường, từng bước thích nghi với biến đổi khí hậu; đồng thời, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung chuyên canh, các vành đai xanh, các tuyến nông nghiệp sinh thái và khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao…


Tác giả bài viết: Hùng Cường

Nguồn tin: vietq.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập268
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm264
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại727,990
  • Tổng lượt truy cập90,791,383
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây