Theo đó, thực hiện Kế hoạch số 119/KH-UBND, ngày 1/6/2017 của UBND TP Hà Nội về "Khắc phục hạn chế, yếu kém, đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác an toàn thực phẩm trên địa bàn TP Hà Nội", đến nay, việc bảo đảm ATTP trên địa bàn thủ đô đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, Hà Nội đã triển khai thực hiện Đề án “Thí điểm quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn các quận nội thành của TP Hà Nội", quản lý ATTP tại chợ đầu mối, chợ đấu giá nông sản... Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tham mưu với UBND thành phố ban hành nhiều văn bản chỉ đạo công tác đảm bảo ATTP nông, lâm, thủy sản như: Tăng cường chỉ đạo phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản; duy trì, phát triển hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc nông sản, thực phẩm trên địa bàn thành phố; tuyên truyền vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng... Sở NN&PTNT cũng đã tổ chức thành công 424 hội nghị, hội thảo, tập huấn kiến thức về chất lượng vật tư và ATTP nông, lâm, thủy sản cho 29.646 người tham dự; in phát 54.570 tờ rơi, tuyên truyền trên pano,... nhằm nâng cao nhận thức cho nhân dân về ATTP...
Bên cạnh đó, các đơn vị trực thuộc Sở NN&PTNT đã thực hiện thanh tra, kiểm tra 414 cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản, phát hiện và xử lý 120 cơ sở vi phạm hơn 1 tỷ đồng. Riêng Trạm Thú y 30 quận, huyện, thị xã phối hợp với đoàn liên ngành kiểm tra 26.792 lượt cơ sở, qua đó cảnh cáo 629 trường hợp, xử phạt vi phạm hành chính 1.192 trường hợp hơn 3,1 tỷ đồng...
Đối với lĩnh vực Công Thương, trong 1 năm qua, các đơn vị thuộc Sở Công Thương Hà Nội đã tập trung cho công tác thanh tra, kiểm tra xử lý tổ chức, cá nhân vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo đó, Thanh tra Sở đã tiến hành thanh, kiểm tra tại 43 doanh nghiệp, xử phạt 11 doanh nghiệp 54,7 triệu đồng. Tương tự, Chi cục Quản lý thị trường đã kiểm tra xử lý 1.113 vụ, phạt hành chính hơn 5,33 tỷ đồng, buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm với trị giá hơn 3,3 tỷ đồng. Sở Công Thương Hà Nội còn chỉ đạo các đơn vị trực thuộc rà soát, xây dựng mạng lưới sản xuất, chế biến, phân phối và quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố. Đến nay, trên địa bàn thành phố có 124 siêu thị, 22 trung tâm thương mại, 454 chợ và đại lý, cửa hàng kinh doanh thực phẩm phân bố tại 30 quận, huyện, thị xã. Sở Công Thương đã kết nối, hướng dẫn các cơ sở sản xuất thực phẩm đưa các sản phẩm vào hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tạo thành chuỗi khép kín từ nhà sản xuất - phân phối - người tiêu dùng.
Có thể thấy, với việc thực hiện Kế hoạch số 119/KH-UBND, ngày 1/6/2017 của UBND TP Hà Nội về "Khắc phục hạn chế, yếu kém, đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác an toàn thực phẩm trên địa bàn TP Hà Nội", sau 1 năm, công tác bảo đảm ATTP của Hà Nội đã thu được nhiều kết quả tích cực; ý thức của người sản xuất, kinh doanh được nâng lên, góp phần đẩy lùi hiểm họa từ việc kinh doanh, buôn bán các sản phẩm không bảo đảm ATTP./.
Theo http://cpv.org.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã