Học tập đạo đức HCM

Hà Nội phát triển chuỗi liên kết nông nghiệp an toàn

Thứ bảy - 14/04/2018 11:55
Hà Nội hiện đang có 65 chuỗi liên kết an toàn thực phẩm, chuỗi liên kết này mang lại giá trị kinh tế cao, giúp người tiêu dùng tiếp cận, sử dụng thực phẩm sạch.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, toàn thành phố hiện đang có 65 chuỗi liên kết an toàn thực phẩm, chuỗi liên kết này không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao cho đơn vị sản xuất ma người tiêu dùng cũng được hưởng lợi.

Mới đây, TP Hà Nội cũng vừa có báo cáo số về kết quả khảo sát chuỗi giá trị trong sản xuất và phân phối sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn thành phố. Theo báo cáo, trong 65 chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp an toàn có 27 chuỗi có nguồn gốc động vật, 38 chuỗi nguồn gốc thực vật; hình thành và phát triển một số vùng sản xuất tập trung; vệ sinh an toàn thực phẩm được đảm bảo hơn trước; giá trị sản phẩm nông nghiệp ngày càng tăng; thị trường cơ bản ổn định.

Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cùng các hợp tác xã tham gia chuỗi ngày càng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp được sản xuất, phân phối tiêu thụ qua chuỗi giá trị còn thấp, chỉ chiếm dưới 10% tổng lượng sản phẩm nông nghiệp tiêu thụ trên thị trường Hà Nội. Một số nội dung hỗ trợ, khuyến khích phát triển nông nghiệp của TP gặp nhiều khó khăn trong thực hiện, dẫn đến kết quả còn hạn chế.

Bên cạnh đó, dù mang lại giá trị kinh tế lớn nhưng việc liên kết sản xuất theo chuỗi ATTP được đánh giá là chưa tương xứng với tiềm năng. Sản xuất nhỏ lẻ vẫn phổ biến, tiêu thụ nông sản bấp bênh. Thực tế, sản phẩm nông nghiệp của Hà Nội đảm bảo sạch, rõ nguồn gốc xuất xứ, thương hiệu, đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn của nhà cung ứng, phân phối không nhiều hoặc có nhưng sản lượng rất ít nên không thể tham gia vào hệ thống chuỗi cung ứng tại một số siêu thị trong nước hoặc phục vụ xuất khẩu.

Đặc biệt, việc thông tin tuyên truyền, phát triển các kênh giới thiệu sản phẩm sạch đến người tiêu dùng còn chưa sâu rộng, chưa đa dạng nên nhận thức, thói quen tiêu dùng về tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đảm bảo chất lượng vẫn chưa cao...

Ban Kinh tế - Ngân sách kiến nghị UBND Thành phố đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn khẩn trương rà soát tất cả các cơ chế, chính sách của Trung ương, Thành phố. Xây dựng cơ chế, chính sách phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp nằm trong tổng thể chính sách khuyến khích nông nghiệp theo hướng tập trung hỗ trợ theo phương thức gián tiếp sau đầu tư như tiếp cận vốn vay, dành nguồn ngân sách hỗ trợ sau đầu tư; tiếp cận đất đai, cải cách thủ tục hành chính, kiến tạo khung pháp lý, chính sách, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp...

Ngoài ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội sẽ tiếp tục phát triển các chuỗi liên kết có chứng nhận VietGAP, HACCP, GMP... Khuyến khích các đơn vị sản xuất theo hướng hữu cơ và an toàn sinh học. Trong thời gian tới, phát triển việc ứng dụng phần mềm hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QR truy suất nguồn gốc đảm bảo ATTP, tập trung tại các hợp tác xã, trang trại, siêu thị, chợ đầu mối… Phấn đấu đến năm 2020, 100% chuỗi sản xuất, cung ứng nông sản thực phẩm an toàn trên địa bàn TP ứng dụng mã QR truy suất nguồn gốc, minh bạch thông tin thực phẩm đến người tiêu dùng. Đồng thời, tăng tỷ lệ truy suất nguồn gốc ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh quy mô nhỏ, chợ bán lẻ đạt từ 30 - 50%.

Theo VTV

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 633/QĐ-UBND

Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 89/KH-VPĐP

Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025

Báo cáo 56/VPĐP-HCTH

Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 47/VPĐP-KH

Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới

Kết luận số 178-Kl/TU

Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập355
  • Hôm nay75,038
  • Tháng hiện tại448,473
  • Tổng lượt truy cập97,676,654
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây