Học tập đạo đức HCM

Hà Tĩnh: Cô gái 9x xinh đẹp nhận giải Lương Định Của nhờ 4000m2 nhà màng trồng dưa thu tiền tỷ

Chủ nhật - 07/10/2018 04:25
Để có tiền làm hệ thống nhà màng và mua cây giống, chị Thắm đã thế chấp sổ đỏ ngôi nhà của mình và người thân để vay 2 tỷ đồng. Sau 4 năm chị đã lần lượt thử nghiệm nhiều mô hình sản xuất nông sản đem lại giá trị kinh tế cao.

“Lúc đầu, ông bà nội ngoại phản đối quyết liệt do cả tỉnh chưa ai làm. Thời gian này gia đình vô cùng khó khăn, nhiều lúc trong nhà không có lấy 1 đồng để đi chợ. Nhưng em quyết tâm vì thấy nhiều nơi loại cây này đem lại giá trị kinh tế cao”, chị Thắm chia sẻ.

Lê Thị Thắm (1991) sinh ra trong một gia đình thuần nông, tốt nghiệp Đại học Tài Nguyên Môi Trường, khoa khí tượng nông nghiệp. Chị Thắm là 1 trong 50 gương mặt tiêu biểu đại diện cho thanh niên toàn quốc sẽ nhận giải thưởng Lương Định Của năm 2018.

Về quê với bao ấp ủ dự đinh, để phát triển kinh tế gia đình, thay đổi tư duy tập quán canh tác trong sản xuất nông nghiệp. Năm 2016, tận dụng các cơ chế chính sách khuyến khích của tỉnh đối với các mô hình kinh tế tập thể, Thắm mạnh dạn thành lập tổ hợp tác (THT) trồng nấm hoa dược liệu xã Xuân Mỹ với 7 thành viên. Sau 3 năm vật lộn, Thắm đã “thuần hóa” được giống hoa ly khó tính trồng trên đất Xuân Mỹ đem lại hiệu quả kinh tế.

Hệ thống nhà màng sản xuất nông sản hiện đại với quy mô hơn 4.000m2
Hệ thống nhà màng sản xuất nông sản hiện đại với quy mô hơn 4.000m2
Hệ thống nhà màng sản xuất nông sản hiện đại với quy mô hơn 4.000m2

Cuối năm 2017, Thắm bắt tay trồng thử vụ dưa lưới đầu tiên. Thắm chỉ sử dụng 1 nhà màng để trồng 2.000 cây dưa lưới giống Israel và 2 nhà màng trồng dưa chuột bao tử.

Sau 3 tháng chăm sóc, vụ dưa đầu tiên thu được khoảng 2 tấn, lãi ròng khoảng 100 triệu đồng. Nhận thấy, cây dưa lưới đem lại hiệu quả lớn, vụ tiếp theo Thắm dành hẳn 3 nhà màng với diện tích 3.000m2 để chuyên trồng loại cây này.

Thắm cho biết: “Cây dưa lưới ưa ánh nắng, càng nắng thì càng ngọt. Đặc biệt là giai đoạn thụ phấn, nếu không có nắng thì không đậu quả được. Do đó cần phải tính toán đúng thời điểm. Nhưng nắng với độ ẩm cao, sâu bệnh dễ hoạt động, trồng theo công nghệ cao không dùng thuốc bảo vệ thực vật nên đòi hỏi cần chăm sóc tỉ mỉ”.

Để đáp ứng yêu cầu ở những thị trường khó tính, đòi hỏi các sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn của Vietgap và được các cơ quan chức năng công nhận. “Cứ hết việc cơ quan là vợ chồng em lại dành hết thời gian cho khu nhà màng. Càng tỉ mỉ bao nhiêu thì càng tránh được nhiều rủi ro, bởi chỉ cần 1 cây gặp sâu bệnh không phát hiện kịp sẽ lây rất nhanh qua các cây khác”, Thắm bật mí.

Thành quả của 9x dám nghĩ, dám làm

Theo tính toán của chị Thắm, hiện nay, giá dưa trên thị trường giao động từ 50.000 – 70.000đ/kg. Mỗi năm, thu hoạch 3 vụ dưa. Sản lượng trung bình đạt 10,5 tấn/vụ, thu gần 500 triệu đồng. Trừ chi phi sản xuất, lao động thì lợi nhuận thu về hơn 300 triệu đồng mỗi vụ tương đương với gần 1 tỷ/năm.

Ngoài lợi ích kinh tế mang lại cho bản thân và gia đình, Thắm còn tạo công ăn, việc làm cho 7 lao động thường xuyên và 10 lao động thời vụ có mức lương từ 4- 5 triệu đồng/ tháng.

Thành quả của 9x dám nghĩ, dám làm
Thành quả của 9x dám nghĩ, dám làm

Để có được thành quả như ngày hôm nay, trước đó Thắm đã từng được mệnh danh là “chuột bạch” với nhiều giống hoa khó tính như : Hoa ly, hoa cúc, hoa đồng tiền, hoa lưu ly… đến nay cũng đã cho thu nhập mỗi năm 500 triệu đồng.

Dưa lưới được trồng tại đây đảm bảo quy chuẩn VietGap
Dưa lưới được trồng tại đây đảm bảo quy chuẩn VietGap
Dám nghĩ, dám làm, năng động, sáng tạo trong sản xuất, chị Lê Thị Thắm là một trong 50 gương mặt tiêu biểu của thanh niên toàn quốc vinh dự nhận giải thưởng Lương Định Của 2018 - giải thưởng của TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vinh danh thanh niên tiêu biểu trong SXKD, chuyển giao tiến bộ KHKT, phát triển ngành nghề.

Tác giả bài viết: ANH ĐỨC

Nguồn tin: laodong.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập391
  • Hôm nay54,047
  • Tháng hiện tại850,745
  • Tổng lượt truy cập90,914,138
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây