Học tập đạo đức HCM

Hạ lưu sông Thu Bồn 'khát' nước ngọt

Thứ tư - 11/07/2018 23:48
Nắng hạn cùng với các hồ chứa nước tưới nhiễm mặn nặng khiến vùng sản xuất lúa ở vùng hạ lưu sông Thu Bồn (Quảng Nam) thuộc các xã Cẩm Kim (TP Hội An) và xã Duy Vinh (Duy Xuyên) bỏ hoang nhiều diện tích.

Những diện tích sản xuất còn lại cũng đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước ngọt vì nồng độ mặn trên các nhánh sông tại đây đang ở mức cao kỷ lục.

08-46-14_1
Những đồng ruộng ở Cẩm Kim (TP Hội An) thiếu nước phải bỏ hoang

Trong vụ Hè Thu năm nay, xã Cẩm Kim chỉ có hơn 11 ha trong tổng số hơn 50 ha lúa có thể sản xuất được. Nguyên nhân chính do thiếu nguồn nước ngọt sản xuất vì khô hạn. Cùng với đó, các hồ chứa cung thường xuyên cung cấp nước tưới tại đây bị nhiễm mặn nghiêm trọng. Gần 40ha diện tích còn lại đến thời điểm này luôn trong tình trạng khô khốc, cỏ dại, lau lách mọc um tùm, trở thành nơi chăn thả trâu bò của người dân địa phương.

Bà Nguyễn Thị Phương (Cẩm Kim) cho biết: “Vụ Đông Xuân thì còn sản xuất được chứ vụ Hè Thu này do thiếu nước ngọt để tưới nên 3 sào ruộng của tôi chấp nhận bỏ hoang. Nếu có gieo trồng thì cũng thua lỗ vì nguồn nước tại địa phương cứ vào mùa này là nhiễm mặn, bơm nước vào được vài bữa cây lúa héo úa. Nhiều người dân trong xã không có nước sản xuất nên vào thành phố Hội An tìm việc làm thêm hết”.

Theo Phạm Trọng Nhân, Chủ tịch UBND xã Cẩm Kim thì tình trạng thiếu nước ngọt sản xuất và nguồn nước nhiễm mặn đã ảnh hưởng đến việc gieo trồng của hơn 100 hộ dân trong xã ở các thôn Trung Hà, Đông Hà và Trung Châu. Hồ chứa Cẩm Kim với 2 trạm bơm chính là Phước Thắng và Trung Hòa, nơi cung cấp nước sản xuất thường xuyên cho bà con trong xã đến thời điểm hiện tại đang nhiễm mặn với nồng độ có khi lên đến 8 – 10 phần nghìn, cao nhất từ trước tới nay nên không thể sử dụng được.

08-46-14_2
Một số diện tích lúa ở Duy Vinh nước bị nhiễm mặn, không đủ cung cấp cho đồng ruộng nên lúa bị ngả vàng

“Với những diện tích lúa đang sản xuất được thì Phòng Kinh tế TP Hội An đã dùng nhiều biện pháp khắc phục như bơm nước từ cầu Câu Lâu tại sông Thu Bồn vào hồ chứa để trung hòa. Khi nồng độ mặn đạt mức phù hợp mới sử dụng để tưới. Ngoài ra, Phòng kinh tế còn hỗ trợ kinh phí cho người dân để khoan giếng lấy nước với mức hỗ trợ 500.000 đồng/1 giếng. Đến nay, toàn xã đã có được khoảng 15 giếng khoan và vẫn đang làm thủ tục để xin hỗ trợ tiếp”, ông Nhân cho biết.

Tại xã Duy Vinh, năm nay địa phương này sản xuất 150ha lúa Hè Thu. Tuy nhiên, tình trạng mặn xâm nhập nặng đã ảnh hưởng đến 50ha diện tích tại các thôn Hà Thuận, Trà Nam và Trà Đông. Trong đó có khoảng 20ha bị thiếu nước trầm trọng khiến cho một số diện tích lúa đã ngã vàng, các chân ruộng nứt nẻ.

Ông Hoàng Văn Hùng, Giám đốc HTX Nông nghiệp Duy Xuyên cho biết: “Do nước ở sông Thu Bồn nhiễm mặn, không thể cung cấp nước tưới nên 20 ha diện tích trong xã kể từ ngày sạ đến 20 ngày sau đó không có nước. Trước tình hình đó, Phòng Nông nghiệp huyện Duy Xuyên đã làm việc với thủy điện đầu nguồn đề nghị xả nước để trung hòa độ mặn tại sông Thu Bồn cứu cây lúa nên chưa bị thiệt hại”.

08-46-14_3
Các chân ruộng nứt nẻ vì một thời gian dài không được bổ sung nước

Cũng theo ông Hùng, ngay sau khi có nước, HTX đã thông báo cho bà con nhanh chóng bón phân để bổ sung chất dinh dưỡng cho cây phát triển. Hiện nay, diện tích bị ảnh hưởng trên đã cơ bản ổn định nhưng thời gian qua, mặn lại xâm nhập, không thể tiếp tục bổ sung nước ngọt cho đồng ruộng.

“Chỉ khi nào độ mặn xuống dưới 0,8 phần nghìn mới có thể bơm nước tưới cho cây nên lượng nước không đủ. Bình thường, với diện tích lúa ở Duy Vinh thì phải bơm liên tục 4 ngày đêm mới đủ nước tưới. Tuy nhiên vì độ mặn luôn ở mức cao nên hiện nay cũng chỉ tranh thủ bơm được 3 – 4 tiếng là hết. Nếu tình hình này vẫn cứ tiếp diễn thì năng suất của khoảng 20ha lúa trên địa bàn sẽ giảm xuống 50%”, ông Hùng nói thêm.

08-46-14_4
Hệ thống kênh mương thủy lợi ở Duy Vinh luôn trong tình trạng khô khốc
LÊ KHÁNH – MAI PHƯƠNG/nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập450
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại810,582
  • Tổng lượt truy cập90,873,975
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây