Phát biểu tại hội nghị, bà Hoàng Thị Huyền, Phó chánh Văn phòng chuyên trách Điều phối NTM thành phố Hà Nội cho biết, sau một nửa nhiệm kỳ thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, nâng cao đời sống nông dân” giai đoạn 2016 - 2020, đến nay, toàn Thành phố đã có 4/18 huyện, thị xã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM gồm: Đan Phượng, Đông Anh, Thanh Trì, Hoài Đức. Năm 2018, Thành phố phấn đấu có thêm 4 huyện về đích NTM là: Gia Lâm, Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai.
Ông Trần Xuân Hà, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho biết, phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, nâng cao đời sống nông dân là chủ trương đúng đắn, góp phần nâng cao đời sống và giảm nghèo. Ảnh: Đinh Luyện |
Theo đó, các đơn vị như huyện, thị xã và xã đã tích cực triển khai, thực hiện cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội. Hệ thống đường làng, ngõ xóm được đầu tư kiên cố hóa. Các công trình về giao thông thủy lợi, nội đồng đều đảm bảo được nhu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Các trường học được nâng cấp, xây mới đã góp phần tích cực, đảm bảo nhu cầu dạy và học trên địa bàn…
Nhờ công tác đầu tư hạ tầng đồng bộ, đời sống nông dân không ngừng được cải thiện. Cụ thể, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đến hết năm 2017 đạt 38 triệu đồng/người/năm, tăng 0,5 triệu đồng/người/năm so với năm 2015.
Nhờ công tác đầu tư hạ tầng đồng bộ, đời sống nông dân không ngừng được cải thiện. Ảnh: Đinh Luyện |
Một số địa phương có thu nhập bình quân đầu người cao như: Thạch Thất đạt 52 triệu đồng; Hoài Đức đạt 42,5 triệu đồng; Đông Anh đạt 42 triệu đồng; Gia Lâm đạt 41,2 triệu đồng… Công tác y tế, phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nông dân cũng gặt hái được nhiều tiến bộ, hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo được 1.928 nhà.
Tiếp tục nâng cao tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn Thành phố đạt 86,06%, tăng 3,26% so với Kế hoạch số 188/KH-UBND của UBND Thành phố đề ra. Đáng chú ý, hiện 100% số xã đã có có kết nối internet, hầy hết các hộ dân đều có điện thoại. Riêng tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo mới đa chiều, tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm từ 3,65% (đầu năm 2016) xuống còn 2,57% (cuối năm 2017).
Về phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2020, Thành phố phấn đấu có 85% số xã đạt chuẩn NTM, có từ 10 – 12 huyện, thị xã trở lên đạt chuẩn NTM. Hạ tầng kinh tế xã hội khu vực nông thôn được đầu tư đồng bộ, đáp ứng cơ bản yêu cầu phát triển sản xuất và phục vụ đời sống nhân dân. Hệ thống chính trị tiếp tục phát triển vững mạnh, an ninh trật tự được đảm bảo.
Việc sản xuất tập trung, quy mô lớn góp phần thuận lợi cho phát triển kinh tế tập thể, kinh tế trang trại. Ảnh: Đinh Luyện |
Đặc biệt, phấn đấu đến năm 2020 thu nhập nông dân khu vực nông thôn Thủ đô đạt 49 triệu đồng/người/năm trở lên; tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt trên 95%; tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn còn dưới 1,5% theo tiêu chí mới; tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn đô thị đạt 95% - 100%...
Ghi nhận và đánh giá cao những kết quả sau khi sơ kết giữa nhiệm kỳ về Chương trình số 02 của Thành uỷ Hà Nội, ông Trần Xuân Hà - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho biết, phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, nâng cao đời sống nông dân là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước. Xây dựng NTM cũng là quá trình thường xuyên, liên tục nên cần sự không ngừng nỗ lực của các cấp, ngành và nhân dân. Bởi vậy, bên cạnh việc huy động sức mạnh, cùng vào cuộc của hệ thống chính trị thì công tác tuyên truyền về NTM tới người dân, để người dân hiểu và hưởng ứng phòng trào xây dựng NTM là hết sức cần thiết.
Tác giả bài viết: Đinh Luyện
Nguồn tin: laodongthudo.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã