Sau khi báo điện tử Dân Việt đăng tải bài viết về lão nông “khùng” Nguyễn Văn Thông (huyện Dương Minh Châu) chặt cả rừng cao su chỉ để trồng nho…dại, lượng du khách tìm về vườn nho này đột biến.
Trở lại vườn nho rừng của ông Thông, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi du khách cứ hết lượt này đến lượt khác lại tìm về vườn nho của ông.
Họ đi xe máy, xe ô tô, có người là dân trong tỉnh, ngoài tỉnh, cũng có cả khách nước ngoài. Xe cộ đỗ nườm nượp trước lối vào nhà ông.
Họ đến để thỏa mãn trí tò mò, để chụp hình lưu niệm thậm chí chụp hình đám cưới và để thưởng thức hương vị của trái nho rừng.
“Cây nho mà được trồng ở Tây Ninh đã là một điều lạ. Đằng này lại là cây nho rừng trồng lần đầu tiên”, ông Thông nói.
Vừa xuống xe, du khách được hướng dẫn vào thăm vườn nho ngay phía sau nhà. Từng chùm, từng chùm nho chín mọng, trĩu quả treo lủng lẳng trên giàn khiến nhiều người vô cùng ngạc nhiên và thích thú.
Chị Nguyễn Ngọc Anh, du khách đến từ TP.HCM cho biết chị hay tin trên mạng xã hội facebook rồi tò mò tìm đến. Vườn nho ở đây đúng là đẹp như trên hình, không sai khác.
Xung quanh chị, không chỉ các bạn trẻ, các cặp tình nhân, người lớn, trẻ em, ai cũng hớn hở tìm cho mình một chùm nho thật đẹp để chụp hình lưu niệm.
Rất nhiều bạn trẻ đến đây với mong muốn chọn cho mình một bức hình đẹp để kỷ niệm
Họ có thể là các cặp tình nhân...
... kể cả người lớn lẫn trẻ em, ai cũng muốn tạo dáng bên vườn nho rừng
Sau khi tham quan xong, du khách đi ngược ra trước nhà, nơi có bày sẵn bàn ghế để thưởng thức một ly vang nho rừng lên men. Các cô, các chị lại chọn cho mình một ly mật nho thơm phức.
Chị Bích Hợp, đến từ Trảng Bàng cho biết, trái nho rừng có lớp vỏ dày, vị chua nhiều hơn ngọt. Khi chế biến ra thành nước lên men, uổng ngon và thơm.
Chính ông Thông kể, từ khi báo Dân Việt đưa tin, lượng khách tìm về vườn tăng đột biến, trung bình mỗi ngày ông tiếp từ 500 – 1.000 lượt khách ra vào.
“Những người đến tham quan thì được thưởng thức nước nho rừng lên men miễn phí. Những người ở xa hoặc tận nước ngoài thì gọi điện về đặt hàng gửi qua”, ông Thông nói.
Hiện tại, ông Thông không chỉ bán sản phẩm sau chế biến mà còn chuẩn bị bán giống lại cho nông dân rồi bao tiêu sản phẩm.
“Công thức chế biến đã nằm sẵn trong đầu rồi. Giờ chỉ lo thiếu hàng cung cấp. Khi nhân rộng mô hình ra, mình thu mua lại trái chín mà người dân cũng được lợi”, ông Thông chia sẻ
Du khách và bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu mô hình trồng nho rừng của ông Nguyễn Văn Thông, xin liên hệ về địa chỉ: 622 ấp Phước Tân, xã Phan, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh Điện thoại: 0913.739.058 – 0125.7800.079 |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã