Học tập đạo đức HCM

Khẩn cấp chữa bệnh “sạch xuất khẩu, bẩn để dùng”

Thứ tư - 28/06/2017 21:48
Các doanh nghiệp hiện nay vẫn chú trọng sản xuất sản phẩm sạch nhưng lại không phải để tiêu thụ trong nước mà là để…xuất khẩu.

Chưa khi nào vấn nạn thực phẩm bẩn lại gây bức xúc như hiện nay. Mặc dù đã có quá nhiều cuộc hội thảo, hội nghị nhằm bàn bạc, hiến kế những giải pháp để giảm thiểu vấn nạn này, song trên thực tế thực phẩm bẩn vẫn từng ngày từng giờ len lỏi vào bữa ăn của người tiêu dùng.

Một phần của nguyên nhân này là do thực phẩm sạch dù được các doanh nghiệp chú trọng sản xuất nhưng lại không phải để tiêu thụ trong nước mà là để…xuất khẩu.

khan cap chua benh sach xuat khau ban de dung

Tôm bơm tạp chất là một điển hình của việc doanh nghiệp không coi trọng uy tín chất lượng sản phẩm. (Ảnh minh họa: KT)

Theo chia sẻ của các doanh nghiệp, để xuất khẩu ra nước ngoài các sản phẩm thực phẩm như thịt gà, thịt lợn, cá tra, tôm, cá ba sa… bao giờ cũng phải đảm bảo các yêu cầu rất khắt khe về an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong khi đó ở trong nước, chất lượng thực phẩm hầu như bị bỏ ngỏ. Do đó, thị trường nội địa vẫn phải “hứng” các sản phẩm nhiễm bẩn.

Điều này cũng có nghĩa, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang chú trọng xuất khẩu hơn là thị trường trong nước. Và như vậy, vô hình chung, người tiêu dùng trong nước vẫn luôn luôn phải đối diện với vấn nạn thực phẩm bẩn.

Nhận định về thực tế chất lượng các sản phẩm nông sản hiện nay, PGS.TS. Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban Quản lý An toàn thực phẩm TP HCM cho rằng, có một “căn bệnh” các doanh nghiệp đang mắc phải hiện nay đó là, cái gì tốt thì xuất khẩu đi, còn không đủ “chuẩn” thì để lại nhà dùng.

“Giống như người nông dân có sản phẩm gì ngon nhất thì dành để bán, con cái ở nhà thì phải ăn của thừa, đồ hỏng”, bà Lan nhận định.

Do đó theo bà Lan, nếu các doanh nghiệp không thay đổi ngay tư duy sẽ không bao giờ có thể loại bỏ được vấn nạn thực phẩm bẩn. Để thay đổi được tư duy “sạch thì xuất, bẩn để dùng”, bản thân chính mỗi người tiêu dùng cũng cần phải thay đổi nhận thức trong tiêu dùng.

Đó là cần phải chịu bỏ ra một số tiền lớn hơn để có thể mua được một sản phẩm sạch, an toàn, Còn nếu vẫn tư duy ưa đồ rẻ thì chắc chắn người tiêu dùng sẽ chỉ có thể mua được những sản phẩm chất lượng kém.

Theo PV/VOV

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập493
  • Hôm nay90,101
  • Tháng hiện tại795,214
  • Tổng lượt truy cập90,858,607
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây