Học tập đạo đức HCM

Khi trái cây vươn lên

Thứ tư - 03/01/2018 10:46
Theo thống kê của cơ quan chức năng, xuất khẩu (XK) rau quả của cả nước năm 2017 dự kiến đạt từ 3,4 - 3,5 tỉ USD, vượt qua XK gạo, dầu thô… Trong thành tích chung đó, trái cây của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) góp phần quan trọng.

Kim ngạch XK rau quả của nước ta liên tục tăng trưởng từ 151 triệu USD (năm 2003), lên 500 triệu USD (năm 2010). Đến năm 2012 tăng lên 800 triệu USD và năm 2013 đánh dấu cột mốc vượt 1 tỉ USD. Năm 2014, XK rau quả tăng tốc lên mức 1,5 tỉ USD, để đến năm 2016 đạt gần 2,5 tỉ USD. Trong 11 tháng đầu năm 2017, XK rau quả đạt tới 3,2 tỉ USD, tăng hơn 43% so cùng kỳ. Dự báo cả năm 2017 XK rau quả ước đạt 3,4 - 3,5 tỉ USD.

Với lợi thế thiên nhiên, vùng ĐBSCL cây trái quanh năm, đa dạng chủng loại, chất lượng vượt trội. Những năm qua, ngành nông nghiệp cùng các địa phương, doanh nghiệp, nông dân vùng ĐBSCL đã tập trung đầu tư mạnh cho trái cây, nhất là các mặt hàng trái cây có giá trị kinh tế cao. Các ngành chuyên môn cũng không ngừng xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ trái cây; nhờ đó mà đến nay các loại rau quả được XK sang khoảng 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Lúc giữa năm, người trồng thanh long ở Long An, Tiền Giang phấn khởi khi lô hàng thanh long đầu tiên vào được thị trường Úc khó tính. Đến cuối năm, vùng vú sữa Lò Rèn xôn xao khi loại trái cây này được cấp phép vào thị trường Hoa Kỳ… Tại các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng… xuất hiện nhiều hộ vươn lên từ rau quả. Chỉ riêng xã An Phú Tân (huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh) đã có 1.300ha vườn với 3 loại cây chủ lực là măng cụt, chôm chôm và nhãn. Hiệu quả của kinh tế vườn đã đưa An Phú Tân trở thành một trong những xã đầu tiên ở Trà Vinh hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Theo nhận định của giới chuyên môn, thị trường XK trái cây những năm tới có chiều hướng gia tăng và giá cả tương đối ổn định, thuận lợi cho nông dân và doanh nghiệp XK. Thực tế cho thấy, chính nhờ XK tăng mạnh nên nhiều doanh nghiệp và nông dân vùng ĐBSCL tiêu thụ trái cây dễ dàng, thu về lợi nhuận cao. Trái cây lên ngôi còn giúp giải bài toán chuyển đổi cây trồng nhằm giảm áp lực diện tích trồng lúa. Đường đi đã rộng mở, người nông dân và doanh nghiệp vùng ĐBSCL sẽ không bỏ lỡ thời cơ! 

Theo Báo Lao động

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Kế hoạch sô 249/KH-VPĐP

Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và CĐS” của VPĐP thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh

Thông báo số 15-TB/BCĐ

Kết luận của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban chỉ đạo tỉnh về phát triển khoa học, công nghệ, ĐMST và CĐS

Thông báo số 339/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc tổng kết các Chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững

Kế hoạch số 344/KH-UBND

Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 329/KH-UBND

Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Chuyển đổi số Hà Tĩnh Dự thảo văn bản Công báo tỉnh Điều hành tỉnh văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập147
  • Hôm nay31,517
  • Tháng hiện tại896,487
  • Tổng lượt truy cập102,656,030
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Lê Ngọc Huấn - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây