Học tập đạo đức HCM

Không khuyến khích phát triển làng nghề bằng mọi giá

Thứ ba - 28/07/2015 23:08
Để các làng nghề Hà Nội tiếp tục phát triển, trong thời gian tới bên cạnh việc hỗ trợ làng nghề về vốn, mặt bằng sản xuất, thị trường tiêu thụ, TP sẽ đình chỉ, di dời các làng nghề gây ô nghiễm môi trường - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Xuân Việt chỉ đạo tại Lễ Tổng kết 5 năm phát triển làng nghề Hà Nội giai đoạn 2010 - 2015 và triển khai kế hoạch giai đoạn 2016 - 2020 do UBND TP Hà Nội tổ chức ngày 28/7.
Mở rộng sản xuất gặp nhiều khó khăn
Tại lễ tổng kết, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Xuân Việt đã trao tặng Bằng khen cho 38 tập thể và 26 nghệ nhân đã có thành tích trong công tác chỉ đạo triển khai tổ chức phát triển nghề, làng nghề TP Hà Nội (giai đoạn 2009 - 2014).

Sau 5 năm thực hiện các chương trình, kế hoạch của UBND TP về phát triển làng có nghề, làng nghề, số lượng làng nghề Hà Nội đã tăng đáng kể. Cụ thể: Năm 2010, TP Hà Nội có 1.280 làng nghề và làng có nghề, hiện đã tăng lên 1.350 làng. Việc phát triển các làng nghề đã tạo việc làm cho gần 750.000 lao động, qua đó giảm lượng lao động thuần nông xuống còn 15 - 25%. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển đã gặp không ít khó khăn. Nghệ nhân Nguyễn Viết Thạch - Chủ tịch Hội làng nghề mỹ nghệ xã Sơn Đồng (Hoài Đức) phản ánh: Trong 5 năm qua, bên cạnh việc mở rộng 1 cụm công nghiệp (CCN), TP Hà Nội đã thành lập mới 5 CCN mới với tổng diện tích 88,8ha. Đến nay, Hà Nội đã có 107 CCN với tổng diện tích 3.192,9ha, nhưng cũng chỉ đáp ứng được 25 - 30% nhu cầu mặt bằng cho các làng nghề.
Sản xuất hàng thêu xuất khẩu tại làng nghề Quất Động. Ảnh: Lê Nam
Sản xuất hàng thêu xuất khẩu tại làng nghề Quất Động. Ảnh: Lê Nam
Ngoài ra, hầu hết đại biểu tham dự hội nghị có chung ý kiến: Việc tiếp cận vay vốn của các tổ chức tín dụng không dễ dàng, dẫn đến vốn cho sản xuất kinh doanh của làng nghề chủ yếu là vốn tự có nên khó có thể mở rộng sản xuất như mong muốn. Nhằm hỗ trợ các làng nghề nâng cao năng suất lao động, TP đã mở một số lớp đào tạo nghề nhưng thời gian đào tạo chỉ 3 tháng/khóa, trong khi nghề thủ công mỹ nghề cần thời gian đào tạo dài. Mặt khác, với các làng nghề có tiềm năng du lịch, việc triển khai đào tạo hướng dẫn viên du lịch khá chậm chạp, trong khi nhu cầu khá lớn. Thực tế cho thấy hiện tại nhiều làng nghề cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng cho việc sản xuất, lưu thông hàng hóa. Đặc biệt, theo quy định tại các làng nghề phía đông đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ xe tải cỡ lớn không được phép vào vận chuyển hàng hóa. Điều đó khiến giá thành sản phẩm tăng cao. Tại một số làng nghề chế biến nông sản thực phẩm, cơ kim khí, dệt may tại các huyện Thanh Oai, Hoài Đức, Quốc Oai… đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Tuy nhiên, do thiếu vốn, chưa có quy hoạch đồng bộ… việc xử lý ô nhiễm môi trường khá yếu kém. "Tại làng nghề sản xuất miến xã Tân Hòa (Quốc Oai) TP Hà Nội đã đầu tư, đưa vào sử dụng dự án xử lý ô nhiễm môi trường, đây là cố gắng rất lớn của UBND TP Hà Nội trong việc xử lý ô nhiễm môi trường. Nhưng dự án này cần mặt bằng và kinh phí đầu tư lớn nên rất khó triển khai đồng bộ cho các làng nghề" - ông Phan Văn Bản - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp địa phương (Bộ Công Thương) phản ánh.
Đẩy mạnh hỗ trợ làng nghề
Theo kế hoạch trong 5 năm (2016 - 2020) tỷ trọng sản xuất nghề, làng nghề Hà Nội đạt 8,5% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của TP;  Bảo tồn, khôi phục 21 làng nghề truyền thống; Phát triển 10 làng nghề truyền thống kết hợp với du lịch; Xử lý ô nhiễm môi trường cho 50 làng; Nâng cấp cơ sở hạ tầng cho 50 làng nghề, tạo việc làm cho khoảng 1 triệu lao động... Để hoàn thành được mục tiêu này, Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Văn Tĩnh (xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ) và đại diện nhiều làng nghề kiến nghị: Trong thời gian tới, TP cần hỗ trợ các làng nghề tiếp cận các nguồn vốn vay, chính sách thuế, tạo mặt bằng sản xuất, đồng thời đẩy mạnh phát triển mẫu mã sản phẩm thông qua việc mời các nghệ nhân trong và ngoài nước đến trao đổi, truyền đạt kinh nghiệm…
Trước những kiến nghị của các làng nghề, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Xuân Việt chỉ đạo: Trong thời gian tới UBND các cấp và các sở, ngành liên quan đẩy mạnh hơn nữa việc bổ sung quy hoạch phát triển làng nghề, trong đó chú trọng tới những làng nghề thu hút nhiều lao động, ít ô nhiễm môi trường; Hoàn thiện cơ chế hỗ trợ làng nghề tiếp cận được với nguồn vốn vay lãi suất ưu đãi, thủ tục nhanh gọn, thông thoáng; Khuyến khích phát triển các dự án liên doanh giữa DN với mọi thành phần kinh tế trong làng nghề, qua đó huy động tối đa mọi nguồn lực về tài chính, cơ sở vật chất cho làng nghề phát triển sản xuất...
Phó Chủ tịch giao Sở Công Thương Hà Nội làm đầu mối tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về mặt bằng, vốn, xúc tiến thương mại, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất tại các làng nghề. Tuy nhiên, Sở Công Thương và các sở, ngành liên quan phải đánh giá, kiểm tra tác động môi trường của những dự án mới đầu tư trước khi đi vào hoạt động.


Nguồn: ktdt.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập95
  • Hôm nay38,591
  • Tháng hiện tại910,812
  • Tổng lượt truy cập90,974,205
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây