Chiều 12/7, tại Hội thảo tầm nhìn và giải pháp phát triển nông nghiệp thông minh bền vững, ông Phạm S, Phó Chủ tịch tỉnh Lâm Ðồng (địa phương đi đầu trong cả nước về ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp) cho rằng, Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc mà phải tiếp cận nhanh với công nghệ, nhưng không nóng vội, chạy theo phong trào.
Theo ông S, quá trình triển khai cần theo phương châm “Ði ngay, đi nhanh và đi chính xác” với cây trồng, vật nuôi, công nghệ phù hợp, lấy hiệu quả làm chính. Phấn đấu đến năm 2020 có mô hình nông nghiệp thông minh 4.0. Ðể ứng dụng công nghệ 4.0, các trường đại học, địa phương phải đào tạo nguồn nhân lực 4.0, từ cán bộ quản lý, doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân…
“Trước đây, chúng ta đào tạo khập khiễng, cứ lo đào tạo nông dân, nhưng cán bộ quản lý không biết, hoặc ngược lại, như thế chúng ta không tiếp cận được công nghệ, gây lãng phí”, ông S nói.
Thứ trưởng Thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn cho rằng, với thực trạng hiện nay, nông nghiệp Việt Nam rất khó ứng dụng công nghệ 4.0 kiểu dàn hàng ngang cùng tiến. “Với tình trạng phát triển của khoa học - công nghệ như hiện nay, nếu nông nghiệp Việt Nam không điều chỉnh mạnh mẽ, sẽ lãng phí và đối mặt với nguy cơ tụt hậu xa hơn”, ông Tuấn nói.
PHẠM ANH/ Tiền phong
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã