Học tập đạo đức HCM

Kiểm soát chất lượng vật tư nông nghiệp: Cần cách làm mới

Thứ tư - 19/07/2017 04:01
Chất lượng vật tư nông nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng với nền sản xuất nông nghiệp nước ta. Trong những năm qua, quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp luôn là vấn đề "nóng" không chỉ ngoài xã hội mà cả trên nghị trường Quốc hội.

Vai trò của chất lượng vật tư nông nghiệp

Chất lượng vật tư nông nghiệp không chỉ ảnh hưởng đến năng suất mùa vụ, tác động tiêu cực đến đời sống người nông dân mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của chúng ta và đặc biệt là sức khỏe người tiêu dùng vì phần lớn sản phẩm nông nghiệp là thực phẩm hoặc nguyên liệu của ngành chế biến thực phẩm, "đầu vào" của con người trong cuộc sống hàng ngày.

08-13-59__jos8921
Phòng thí nghiệm của VinaCert được đầu tư bài bản, đạt tiêu chuẩn quốc tế

Hơn nữa, trong sản xuất nông nghiệp thì vật tư nông nghiệp thường chiếm phần lớn trong cơ cấu giá thành sản xuất. Chỉ riêng giá trị ngành hàng phân bón (gồm cả nhập khẩu và sản xuất trong nước) lên tới 5 tỷ USD/năm. Ngành chế biến thức ăn chăn nuôi (gồm cả thức ăn thủy sản) có sản lượng lên tới 25 triệu tấn/năm. Đó là chưa kể thuốc BVTV, giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản... Điểm qua đó cho thấy giá trị các mặt hàng vật tư nông nghiệp rất lớn, lại là "đầu vào" của sản xuất. Chất lượng vật tư nông nghiệp có tốt, giá cả vừa phải, được quản lý chặt chẽ, khoa học thì nông dân, doanh nghiệp mới có thể sản xuất ra các nông sản đạt chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, có giá cả cạnh tranh và đứng được trên thị trường.

Vì vậy quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp là yêu cầu cấp thiết hiện nay. Quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp còn phản ảnh trình độ sản xuất nông nghiệp của mỗi quốc gia. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi chất lượng vật tư nông nghiệp luôn được lãnh đạo ngành NN- PTNT hết sức quan tâm. Kiểm soát chất lượng vật tư nông nghiệp đòi hỏi phải có giải pháp tổng thể từ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đầy đủ, đồng bộ đến hệ thống thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm đủ mạnh và hệ thống kiểm nghiệm chất lượng tin cậy.

Mà muốn có hệ thống kiểm nghiệm đạt độ tin cậy cao thì ngoài việc đầu tư các thiết bị thử nghiệm hiện đại, đòi hỏi phải có cơ chế, chế độ thù lao cho kiểm nghiệm viên một cách tương xứng để đảm bảo kiểm nghiệm viên chuyên tâm với công việc của mình, khách quan với các đơn hàng trên tinh thần "pháp luật bất vị thân" thì mới có thể có kết quả thử nghiệm tin cậy.  

Vì sao cần xã hội hóa?

Hiện nay, các đơn vị sự nghiệp Nhà nước đang gặp phải cả hai khó khăn này. Thứ nhất, chủ trương hạn chế đầu tư công của Chính phủ đã làm suy giảm khả năng đầu tư cho các đơn vị sự nghiệp, trong khi các thiết bị thử nghiệm đều nhanh chóng bị lạc hậu, thông thường thời gian khấu hao kỹ thuật của các thiết bị chỉ vài ba năm là đã cần thay thế bằng thiết bị đời mới. Điều này đòi hỏi các phòng thử nghiệm phải có cơ chế khấu hao nhanh để đảm bảo tái đầu tư. Muốn vậy, phí thử nghiệm buộc phải theo cơ chế giá cả chung tiệm cận giá thị trường thì các phòng thử nghiệm mới có cơ hội tái đầu tư nhanh.

Thứ hai, cơ chế lương, thưởng cho các đơn vị sự nghiệp trong thời gian vừa qua khó có thể khuyến khích người lao động yên tâm làm việc, chứ đừng nói đến khả năng thu hút người tài. Hiện nay, thu nhập của người lao động phải đảm bảo tối thiểu 9-10 triệu/tháng thì mới giúp họ yên tâm lao động, trau đồi và cập nhật kiến thức, tích cực làm việc với thái độ công tâm, khách quan nhất.

Do vậy, chủ trương chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp công thành các doanh nghiệp là hoàn toàn chính xác và kịp thời. Tuy nhiên, các đơn vị sự nghiệp từ chỗ đang hưởng cơ chế bao cấp nay chuyển sang hạch toán thì không phải bất kỳ tổ chức nào cũng có thể hòa nhập được ngay với cơ chế thị trường và thậm chí dẫn đến phá sản. Những vướng mắc xuất phát từ cơ chế chuyển đổi chậm chạp, thiếu chính sách sử dụng người tài, tư duy dựa dẫm vào "chiếc bánh" ngân sách trong khi nguồn lực đầu tư từ ngân sách ngày càng mỏng dần. 

08-13-59__jos8937
Ảnh: Thái Hà

Một chủ trương khác là xã hội hóa hoạt động này đang được xã hội hết sức quan tâm. Từ 2010, Bộ NN- PTNT đã bắt đầu thực hiện xã hội hóa hoạt động thử nghiệm, huy động năng lực thử nghiệm từ các Bộ, ngành khác và cả các tổ chức thử nghiệm tư nhân tham gia vào hoạt động thử nghiệm chất lượng phân bón.

Giai đoạn đầu đã thể hiện tính ưu việt của chủ trương này. Các phòng thử nghiệm tư nhân đã chứng tỏ thế mạnh riêng của mình như năng động, có cơ chế thu hút người tài đồng thời cung cấp dịch vụ thử nghiệm đúng với nghĩa dịch vụ, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước.  

Mô hình VinaCert

Đặc biệt là các phòng thử nghiệm tư nhân như Hoàn Vũ, VinaCert đã góp phần không nhỏ trong việc kiểm soát chất lượng vật tư nông nghiệp. Có ý kiến cho rằng, các tổ chức tư nhân thường làm dịch vụ này vì lợi nhuận nhưng nếu tìm hiểu kỹ, thì chính các tổ chức tư nhân lại là các tổ chức phải tự chịu trách nhiệm cao nhất trong "nấc thang" kiểm tra, kiểm định chất lượng các vật tư nông nghiệp. Bởi kết quả thử nghiệm của họ chính là "đầu vào" để các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành ký công nhận hoặc không công nhận một sản phẩm, sử dụng hay tái xuất một lô hàng.

Hơn nữa chính các “ông chủ” đầu tư hàng chục tỷ đồng thì không dễ gì vì một món lợi nhỏ mà các “ông chủ” này bỏ cả cơ nghiệp của họ. Doanh nghiệp không chỉ là sự nghiệp của họ mà còn là cơm, là gạo, là áo, là tiền nên họ xác định phải hết sức nghiêm túc trong hoạt động cung cấp dịch vụ. Một khi họ được Nhà nước giao nhiệm vụ "gác cổng" với một hệ thống các văn bản kiểm soát chặt chẽ trong từng hoạt động của họ, các đợt thanh kiểm tra thường xuyên và bất thường của cơ quan quản lý Nhà nước thì xác suất mắc sai sót nếu có là rất nhỏ. 

08-13-59__jos8935
Ảnh: Thái Hà

Có lẽ cơ chế thử nghiệm tư nhân đang thể hiện thế mạnh của loại hình doanh nghiệp này. Lấy một thí dụ là Công ty VinaCert. Đây là một doanh nghiệp tư nhân không chỉ cung cấp dịch vụ thử nghiệm bởi 3 phòng thử nghiệm tại Hà Nội, Cần Thơ và TP.HCM mà còn cung cấp dịch vụ đánh giá sự phù hợp. Các phòng thử nghiệm của VinaCert đều được tổ chức công nhận A2LA của Hoa Kỳ công nhận đủ năng lực thử nghiệm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc BVTV đáp ứng yêu cầu theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2015.

Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị thử nghiệm của VinaCert được trang bị đồng bộ, hiện đại. Hệ thống quản lý công việc thử nghiệm của VinaCert được thực hiện trên phần mềm, đảm bảo khách quan, chính xác. Ngoài ra, VinaCert còn là tổ chức đánh giá sự phù hợp cung cấp dịch vụ đánh giá chứng nhận: ISO 9001:2015; ISO 22000; HACCP và đánh giá chứng nhận hợp quy: thức ăn chăn nuôi, thuốc BVTV, VietGAP (thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi), GlobalG.A.P, ASC/MSC.

Dịch vụ đánh giá sự phù hợp của VinaCert đã được tổ chức công nhận của Australia JAS-ANZ công nhận đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn ISO/IEC 17021:2015; ISO/IEC 17065:2013; ISO/TS 22003:2013.

Suốt thời gian qua, quản lý vật tư nông nghiệp đã gặp nhiều khó khăn, không hiệu quả. Đã đến lúc cần tư duy mới để giải quyết vấn đề cũ. Xã hội hóa hoạt động thử nghiệm đã đạt được một số thành tích nhất định trong thời gian gần đây, nên chăng Nhà nước cần tổng kết, đánh giá sự thành công để mở rộng mô hình này. Đồng thời cũng cần có quy hoạch số lượng phòng thử nghiệm và tổ chức đánh giá sự phù hợp vừa đủ, đảm bảo cho các tổ chức này có thu nhập và lợi nhuận để phát triển, tránh cạnh tranh không lành mạnh.

Đồng thời cơ quan quản lý phải kiên quyết xử lý mạnh các vi phạm và xây dựng cơ chế kiểm tra chéo dưới sự kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước mà không vi phạm chỉ thị 20 của Thủ tướng Chính phủ để đảm bảo các phòng thử nghiệm trong hệ thống vừa có thể trao đổi, học tập kinh nghiệm của nhau lại có thể tự giám sát lẫn nhau, góp phần kiểm soát tốt vật tư nông nghiệp, đáp ứng mong mỏi của người dân và và kỳ vọng của xã hội.

Theo THÁI HÀ/nongnghiep.vn
 Tags: nông nghiệp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập457
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm454
  • Hôm nay64,920
  • Tháng hiện tại770,033
  • Tổng lượt truy cập90,833,426
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây