Chim “núi lửa” (The Volcano Bird) là tên gọi nói về một loài chim sống quanh núi lửa, điều này cho thấy núi lửa không hoàn toàn là công cụ hủy diệt. Chúng có tên Maleo, dùng năng lượng địa nhiệt để ấp trứng, mới nở đã bay. Trong mùa sinh sản, Maleo tìm đến làm tổ ngay bên cạnh núi lửa, đặc biệt trứng của chúng rất lớn, to gấp 5 lần trứng gà trong khi đó con cái kích thước chỉ bằng một con vịt nhỏ và không có khả năng tự ấp trứng.
![]() ![]() |
Chim Maleo |
Maleo (tên khoa học Macrocephalon maleo) thuộc họ Megapodiidae, chi Macrocephalon. Đây là loài chim đặc hữu của đảo Sulawesi, Indonexia. Chim dài 55–60 cm, màu đen và phần bụng dưới màu sáng. Trên đỉnh đầu chúng có một khối u nhú trông như vương miện màu đen. Bàn chân xanh xám có bốn móng vuốt dài và nhọn, cách nhau bằng một màng chân. Chim non có đầu lớn màu nâu và màu nhạt hơn với chỏm đen nâu ngắn, riêng lưng lại có màu vàng.
Không giống như nhiều loài chim khác, Maleo không dùng thân nhiệt để ấp trứng mà tận dụng các yếu tố tự nhiên. Tuy sống ở đồi núi nhưng tổ của Maleo lại được làm ở những vùng đất cát, đất gần núi lửa hoặc ở những bờ biển có nhiều ánh nắng Mặt trời để lấy nhiệt từ đất và nắng để ấp trứng (khoảng 33 độ C). Khi tìm thấy vị trí thuận lợi, con cái bắt đầu đẻ trứng, trứng được xếp theo phương thẳng đứng trong lỗ, cách xếp trứng như vậy để sau khi nở, chim non có thể chui lên qua lớp cát và bay ngay được.
Sau khi ra đời chim non hoàn toàn sống độc lập, tự tìm thức ăn, tự bảo vệ mình khỏi các loài ăn thịt như thằn lằn, trăn, lợn và mèo rừng.... Khoảng 2-3 tháng sau, cặp chim bố mẹ lại quay trở lại khu tổ cũ để sửa sang lại tổ và tiếp tục đẻ trứng. Quá trình đào tổ, đẻ trứng, lấp trứng và bỏ đi như thế cứ tái diễn ở mỗi cặp chim bố mẹ ở cùng một địa điểm tới hàng chục lần.
Chim Maleo đã được đưa vào danh sách những loài có nguy cơ tuyệt chủng cao, chủ yếu là do nạn cháy rừng và săn bắt của con người nên Indonesia đã lập một khu bảo tồn và chăm sóc loài chim này, thậm chí còn thuê người dân địa phương để trông nom.Tính đển năm 2005, chỉ còn khoảng 4.000-7.000 cặp chim Maleo sinh sản tồn tại trong tự nhiên và đang có chiều hướng giảm mạnh. Năm 2009, Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã Mỹ đã làm việc với chính quyền địa phương mua 36 hecta ở Indonesia để bảo tồn loài chim nói trên.
![]() |
Chim Maleo thường làm tổ và đẻ trứng nhiều lần bên cạnh núi lửa |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố