Học tập đạo đức HCM

Làm nông “chui” trên đất quy hoạch

Thứ tư - 28/09/2016 04:17
Dưới sức ép đô thị hóa, công nghiệp hóa, một số xã nông thôn ở TP.HCM đã không còn đất sản xuất nông nghiệp, nông dân (ND) phải làm “chui” trên đất quy hoạch.

Một số ND ở xã Hiệp Phước (Nhà Bè) bỏ ra hàng chục tỷ đồng triển khai mô hình nuôi tôm VietGAP ven sông Soài Rạp. Tuy nhiên, những ao tôm này đang tồn tại “chui” trên đất quy hoạch.

Đánh đu với đất quy hoạch

Thật khó tin, một vạt đất ven sông Soài Rạp mọc lên san sát những ao tôm nuôi trong nhà lưới tiền tỷ. Theo tính toán, mỗi m2 ao tôm nuôi theo mô hình này có giá 1,5 – 2 triệu đồng, gồm: Lưới che, bạt trải đáy; hệ thống sục khí, làm sạch ao... Trong ao nuôi tôm, chương trình tự động hóa gần như hoàn toàn.

 lam nong “chui” tren dat quy hoach hinh anh 1

Để bù diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp dần, các địa phương hướng nông dân trồng rau VietGAP để tăng giá trị sản xuất. Ảnh: T.Đ

Nguyện vọng của người ND là nếu các dự án “treo” không thực hiện thì thành phố nên thu hồi và giao lại đất cho ND canh tác. Hiệu quả của sản xuất nông nghiệp sạch hiện nay rất tốt và người dân có việc làm và thu nhập rất ổn định”. 

Bà Cao Thị Hòa – Tổ trưởng tổ hợp tác sản xuất HTX Ngã Ba Giồng (xã Xuân Thới Thượng) 

 

 

Thế nhưng, năm 2009, UBND TP.HCM đã phê duyệt quy hoạch xã Hiệp Phước thành Khu đô thị cảng Hiệp Phước. Theo đó, khu đô thị cảng này có tổng diện tích hơn 3.900ha, gồm toàn bộ diện tích xã Hiệp Phước và một phần xã Long Thới.

Nơi đây tập trung 4 cảng lớn dọc theo sông Soài Rạp, gồm: Cảng container quốc tế SPTC, Cảng Sài Gòn Hiệp Phước, Tân Cảng Hiệp Phước và Cảng quốc tế Long An, biến khu vực này thành trung tâm cảng biển của thành phố và cả nước.

Tuy nhiên, thấy đất quy hoạch từ lâu không sử dụng lại có lợi thế cặp sông Soài Rạp thuận lợi cho việc lấy nước nuôi tôm, một số ND xã Hiệp Phước đã đầu tư nuôi tôm. Theo ông Trần Văn Vinh – Chủ tịch Hội ND xã Hiệp Phước, hiện nơi đây có 223ha nuôi tôm.

Trong khi đó, trước sức ép đô thị hóa khi nằm giáp ranh với các quận nội thành, thời gian qua, huyện Hóc Môn đón nhận nhiều dự án xây dựng triển khai. Tiếng là nông thôn mới, nhưng xã Xuân Thới Thượng do bị quy hoạch nên gần như không còn đất sản xuất nông nghiệp.

Tuy nhiên, tại xã vẫn còn hơn 1.000 hội viên ND. Anh Dương Văn Duy (ấp 1, xã Xuân Thới Thượng) cho biết, hiện anh đang trồng 2.700m2 rau VietGAP. “Thu nhập từ vườn rau VietGAP khá tốt, nhưng vì trong khu quy hoạch nên chẳng biết khi nào sẽ bị thu hồi đất” - anh nói.

Xoay xở để phát triển

Để hoàn thành tiêu chí thu nhập và lao động việc làm trong Chương trình xây dựng nông thôn mới, các địa phương tìm mọi cách nâng cao giá trị sản xuất cho ND cho dù đất đang canh tác trên vùng quy hoạch. Ví như, thời gian qua, Chi cục Phát triển nông thôn thành phố (Sở NNPTNT thành phố) tìm cách phát triển HTX Hiệp Thành (xã Hiệp Phước) – một HTX mà các thành viên đang nuôi tôm trên đất quy hoạch, thành 1 trong 7 HTX tiên tiến của thành phố. Điều này đã đánh tan lo ngại của người dân.

Trong khi đó, Trạm Khuyến nông Hóc Môn thực hiện mô hình “cơ giới hóa trong trồng rau” để mở rộng diện tích trồng rau. Ông Lý Sâm - Trưởng phòng Kinh tế huyện Hóc Môn cho biết, huyện đã chuyển đổi gần 269ha đất sang trồng rau có giá trị cao, cung cấp nhiều sản phẩm rau an toàn.

Theo Dân Việt

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập291
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại804,886
  • Tổng lượt truy cập90,868,279
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây