Học tập đạo đức HCM

Làng chài gắng sức qua mùa biển khó

Thứ sáu - 16/12/2016 09:39
Đóng mới tàu to, kiên trường bám biển ở những ngư trường xa như Hoàng Sa, Trường Sa... là cách mà ngư dân xã Đức Trạch (Bố Trạch, Quảng Bình) vượt qua một mùa biển đầy khó khăn sau sự cố môi trường biển.

Sản lượng tăng - thu nhập giảm

Có lẽ chưa có năm nào ngư dân Quảng Bình nói chung và ngư dân xã Đức Trạch nói riêng có một mùa biển khó khăn như năm nay. Sự cố ô nhiễm môi trường biển do Formosa Hà Tĩnh xả thải gây ra đã làm ngư dân nơi đây điêu đứng. Thế nhưng, sau những hoang mang ban đầu, ngư dân Đức Trạch đã có những nỗ lực vượt bậc để đi qua một mùa biển đầy gian khó.

 lang chai gang suc qua mua bien kho hinh anh 1

Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng năm 2016, sản lượng đánh bắt của Đức Trạch vẫn tăng hơn 300 tấn so với năm 2015. Ảnh: Phan Phương

Trong điều kiện ngư trường gần bờ đang bị ảnh hưởng bởi sự cố ô nhiễm môi trường biển do Formosa xả thải, việc đóng mới tàu to, kiên trường bám biển ở những ngư trường xa là cách để chúng tôi vượt qua mùa biển đầy khó khăn này và hướng tới những mùa biển mới phía trước”.

Ngư dân Nguyễn Khánh Thới

 

Ông Trương Công Hoạt – Chủ tịch Hội ND xã Đức Trạch cho biết, năm 2016, tổng sản lượng đánh bắt của ngư dân xã này đạt trên 8.520 tấn, tăng khoảng 300 tấn so với năm 2015. Tuy nhiên do sự cố ô nhiễm môi trường biển, giá bán hải sản giảm thấp so với bình thường nên nguồn thu của ngư dân giảm hơn 40% so với năm ngoái.

Theo ông Hoạt, Đức Trạch là  xã biển sở hữu đội tàu lớn nhất nhì tỉnh Quảng Bình. Hiện ở xã có trên 555 phương tiện, với khoảng 2.000 lao động tham gia đánh bắt thủy, hải sản. Sau sự cố do Formosa gây ra, những ngư dân đánh bắt vùng lộng (gần bờ) phải nghỉ việc thì Đức Trạch vẫn có hơn 300 tàu cá công suất từ 350 – 800CV với hơn 1.500 lao động tiếp tục vươn khơi, đánh bắt ở các ngư trường xa như Hoàng Sa, Trường Sa…

Trò chuyện với chúng tôi, ngư dân Hồ Đăng Toàn - người vừa có chuyến đánh bắt ở vùng biển xa trở về với sản lượng đạt 70 tấn hải sản, chia sẻ: “Dù giá bán hải sản chưa được như ý muốn nhưng trong năm 2016, chúng tôi vẫn thực hiện trên 10 chuyến vươn khơi, sản lượng đạt bình quân từ 70 - 100 tấn cá/chuyến. Trong bối cảnh ngư trường vùng lộng chưa thể đánh bắt được thì những chủ tàu đánh bắt xa bờ như chúng tôi cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để vươn khơi bám biển. Một phần để chúng tôi duy trì cuộc sống, phần khác giải quyết thêm công ăn việc làm cho những ngư dân vùng lộng vừa phải úp thuyền đi bạn với chúng tôi”.

Ngư dân sẵn sàng đầu tư lớn

 lang chai gang suc qua mua bien kho hinh anh 2

 lang chai gang suc qua mua bien kho hinh anh 3

Đóng mới tàu cá ở Đức Trạch. Ảnh Phan Phương

Chia sẻ với chúng tôi, ông Hồ Đăng Chiến – Chủ tịch UBND xã Đức Trạch khẳng định: “Mặc dù bị ảnh hưởng bởi sự cố ô nhiễm môi trường biển, gặp muôn vàn khó khăn, song ngư dân xã Đức Trạch vẫn kiên định một hướng là tiếp tục ra khơi, bám biển!”. Ông Chiến cũng cho biết, trong vòng 3 năm trở lại đây, xã Đức Trạch là địa phương có số lượng tàu lớn đóng mới nhiều nhất tỉnh Quảng Bình, với khoảng hơn 100 chiếc.

Thực tế là dù đã vào thời điểm cuối năm, nhưng ra cửa biển Đức Trạch, chúng tôi thấy có tới 6 chiếc tàu gỗ công suất lớn đang được đóng. Có cái đã hoàn thiện, chỉ chờ ngày ra khơi... Ông Nguyễn Khánh Thới đang đôn đốc nhóm thợ hoàn thiện phần vỏ con tàu 1.000CV của gia đình, trị giá gần 5 tỷ đồng. Hiện  ông Thới có 1 tàu đang ngoài khơi. "Trong điều kiện ngư trường gần bờ đang bị ảnh hưởng thì chúng tôi phải tăng cường tàu lớn, máy mạnh, kết hợp ra khơi thành tổ, đội với các tàu khác trong vùng để giảm thiểu rủi ro khi đi biển. Tàu lớn mới chiếm ưu thế trên ngư trường, đánh bắt hiệu quả, góp phần bảo vệ chủ quyền vùng biển của Tổ quốc".

“Chưa bao giờ ngư dân Đức Trạch chịu đầu tư lớn như lúc này. Không chỉ có những con tàu đóng mới theo Nghị định 67, nhiều ngư dân khác cũng mạnh dạn đầu tư đóng mới tàu cho mình. Đặc biệt, những ngư dân trước đây chuyên đánh bắt gần bờ, sau khi được đền bù đã vay thêm tiền để đóng tàu lớn vươn khơi xa. Chỉ tính từ đầu năm đến nay, tại cửa lạch này đã có 52 chiếc tàu có công suất từ 450 - 1.000CV được đóng mới” – ông Hồ Đăng Chiến cho biết.

Tác giả bài viết: Phan Phương

Nguồn tin: danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập479
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm476
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại802,933
  • Tổng lượt truy cập90,866,326
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây