Học tập đạo đức HCM

Lồ ô- "của để dành" trên non

Thứ bảy - 25/02/2017 09:53
Cùng với cây đót, mây... thì cây lô ô cũng được xem là nguồn lợi tự nhiên giúp người dân vùng cao có thêm nguồn thu nhập. Nhờ cây lồ ô mà cuộc sống của nhiều hộ dân ở vùng cao được cải thiện hơn.

Khi thời tiết nắng ấm, cũng là lúc người dân ở các huyện vùng cao trong tỉnh tranh thủ lên rừng thu hoạch lồ ô. Những ngày này, đi dọc các tuyến đường vùng cao, người đi đường dễ dàng bắt gặp những đống lồ ô được người dân khai thác vận chuyển từ trên núi về chất hai bên đường để bán cho thương lái. Trong những năm gần đây, giá lồ ô giữ ở mức ổn định từ 10.000- 12.000 đồng/cây nên người dân ở miền núi có nguồn thu nhập đáng kể từ nguồn lâm sản phụ này. 

Ngồi nghỉ bên đống lồ ô tập kết bên vệ đường, quệt mồ hôi lấm tấm trên khuôn mặt đỏ bừng vì nắng, ông Hồ Văn Sên ở xã Trà Thọ (Tây Trà) cho biết: Hơn một tuần nay, gia đình tôi đang khẩn trương thu hoạch lồ ô trồng trên rẫy để bán cho thương lái kiếm thêm thu nhập. Gia đình tôi đã thu hoạch được hơn 500 cây lồ ô, nhờ lồ ô có giá nên cũng đã thu về được hơn 5 triệu đồng.  

“Hiện tại, tôi vẫn còn 20 bụi lồ ô chưa thu hoạch, dự kiến nếu thu hoạch hết số lồ ô còn lại này, tôi sẽ thu về thêm được khoảng hơn 10 triệu đồng nữa. Có khoản tiền này vào những lúc giáp hạt nông nhàn, gia đình tôi có thể mua gạo, thức ăn, sắm sửa vật dụng trong trong nhà, cải thiện đời sống.”- ông Sên hồ hởi cho hay.

 lo o- 'cua de danh' tren non hinh anh 1

Tranh thủ thời tiết thuận lợi, người dân lên rừng khai thác lồ ô.

Cây lồ ô được xếp vào những lâm sản phụ của rừng, được phân bố nhiều ở các huyện miền núi Tây Trà, Trà Bồng, Sơn Tây… Theo tìm hiểu của chúng tôi, thông thường mùa thu hoạch lồ ô sẽ diễn ra trong khoảng thời gian từ tháng 9, tháng 10 trở đi cho đến tháng 5 năm sau. Cây lồ thu hoạch sẽ được các thương lái thu mua để  vận chuyển về xuôi  bán cho các cơ sở làm đồ thủ công mỹ nghệ, làm đũa, tăm…

Ông Đinh Văn Xuân ở xã Sơn Tân (Sơn Tây) cho biết: Đầu ra ổn định nên cây lồ ô khai thác về không bao giờ lo bị ế. Tuy nhiên, do nhiều diện tích lồ ô nằm sâu trong rừng nên việc vận chuyển lồ ô gặp không ít khó khăn.

“Ai đi khai thác lồ ô cũng có sẹo trên người. Bởi, kéo được một cây lồ ô dài ngoằng ra khỏi bụi nhiều khi phải sướt da, chảy máu. Rồi việc vác lồ ô băng rừng cả cây số để đưa ra đường tập kết cũng chẳng dễ dàng gì. Nhiều chuyến khai thác lồ ô kéo dài 2-3 ngày. Nếu gặp phải lúc thời tiết không thuận lợi thì cực gấp đôi, gấp ba bình thường”- vừa chỉ vào các vết sẹo trên cánh tay của mình, ông Xuân vừa chia sẻ. 

 

 lo o- 'cua de danh' tren non hinh anh 2

Tập kết lồ ô để bán cho thương lái.

Với giá trị kinh tế từ cây lồ ô mang lại, nên trong những năm gần đây, cùng với nguồn lồ ô còn lại trong tự nhiên, chính quyền địa phương các huyện miền núi cũng ưu tiên khuyến khích các hộ dân trồng cây lô ô vừa tăng thêm thu nhập, vừa chống xóa mòn, rửa trôi đất. 

Điển hình như huyện miền núi Tây Trà, những năm qua, do khai thác quá mức, cộng với việc xâm lấn rừng để làm nương rẫy nên diện tích, trữ lượng rừng lồ ô ở các địa phương trong huyện suy giảm nghiêm trọng. Vì thế, với nguồn kinh phí 100 triệu đồng từ nguồn kinh phí sự nghiệp 30a năm 2015 được UBND huyện giao, Hội Nông dân huyện đã thực hiện phương án hỗ trợ, cấp phát 4.000 cây lồ ô giống cho hội viên nông dân trong huyện để triển khai trồng mới, phát triển rừng lồ ô.

 

 lo o- 'cua de danh' tren non hinh anh 3

Lô ô theo thương lái về xuôi để bán cho các cơ sở sản xuất.

So với cây quế, câu keo, thì lồ ô là loại cây dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, lại cho thu nhập tương đối khá trong vườn, trong rẫy nên cùng với việc sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, nhiều hộ gia đình ở miền núi còn tiến hành khoanh nuôi, bảo vệ và trồng lồ ô trên nương rẫy của mình. Hộ ít cũng 5- 10 bụi lồ ô, hộ nhiều cũng lên đến cả trăm bụi. Mỗi bụi thu hoạch được 50- 60 cây. Như vậy, cứ đến mùa thu hoạch lồ ô, bà con vùng cao đã có thêm thu nhập đáng kể.

Có thể nói, cây lồ ô không chỉ gắn chặt với đời sống hằng ngày với người dân miền núi như dùng để làm nhà sàn, các vật dụng trong gia đình… mà nó còn là nguồn lợi đáng kể để cải thiện đời sống cho những người sống gần rừng, gắn bó với nghề rừng. “Người dân chúng tôi ví cây lô ồ như của để dành giữa rừng. Mỗi khi túng thiếu chỉ cần lên rẫy chặt vài ba cây lồ ô bán cho thương lái cũng có được dăm ba chục ngàn để chi tiêu, trang trải cuộc sống hằng ngày”- ông Hồ Văn Niên ở xã Trà Quân (Tây Trà) cho biết. 

 

Theo Bảo Khánh (Báo Quảng Ngãi)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập252
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại824,806
  • Tổng lượt truy cập90,888,199
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây