Học tập đạo đức HCM

Loại bỏ hơn 300 nhãn hiệu thuốc bảo vệ thực vật

Chủ nhật - 18/09/2016 23:40
Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp &PTNT) cho biết trong năm nay sẽ loại bỏ hai hoạt chất là Carbendazim và Paraquat ra khỏi danh mục được phép lưu hành. Liên quan tới hai hoạt chất này có tới hơn 300 nhãn hiệu cũng sẽ dừng lưu hành.

Tính đến nay, danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng là 1.173 hoạt chất với gần 4.100 nhãn hiệu thương mại. Số lượng này quá nhiều gây khó cho bà con nông dân lựa chọn. Vì vậy, Cục Bảo vệ thực vật đang tiến hành rà soát và loại bỏ nhiều nhãn hiệu thương mại và hoạt chất bảo vệ thực vật ra khỏi danh mục.

Con số gần 4.100 nhãn hiệu thương mại đồng nghĩa là với cùng một bệnh trên cùng một cây trồng có rất nhiều loại thuốc khác nhau, nhiều khi hàm lượng cũng chỉ chênh nhau một chút hoặcđược cho thêm một chất gì đó vào và đặt một tên khác. Có trường hợp thuốc bị xuống cấp lại đổi tên.

Carbendazim là một hoạt chất dùng để diệt nấm trên nhiều loại nông sản nhưng việc sử dụng chất này đang gây ảnh hưởng tới hình ảnh nông sản Việt Nam. Tiêu Việt Nam xuất khẩu vào EU cũng đã nhiều lần bị cảnh báo vì có dư lượng chất này. Hay như mật ong cũng khốn đốn vì hoạt chất Carbendazim khi xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ, EU…

Ngoài Carbendazim, hoạt chất trừ cỏ Paraquat cũng sẽ bị loại bỏ trong danh mục hoạt chất được sử dụng trong nông nghiệp. Dù không thể phủ nhận tác dụng của chất Paraquat như việc giảm sức lao động của nông dân, tăng năng suất cây trồng nhưng chất này đang ảnh hưởng tới môi trường đất, nước.

Không chỉ hai hoạt chất trên, theo ông Hoàng Trung, đơn vị này đang tiến hành rà soát toàn bộ lượng thuốc BVTV nhập khẩu trong 5 năm gần đây và thực trạng sử dụng các loại thuốc BVTV trên địa bàn từng tỉnh.

Theo Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật, từ ngày 1/8/2020, một hàm lượng hoạt chất chỉ cho phép một dạng nhãn hiệu thương mại. Do đó, sẽ có khoảng 600 - 700 nhãn hiệu thương mại nữa bị loại bỏ ra khỏi thị trường.

“Ngoài ra chúng tôi sẽ thành lập hội đồng khoa học để đánh giá lại những loại thuốc nào gây bệnh cho người như ung thư, rối loạn chức năng sinh sản, ảnh hưởng tới môi trường, làm ảnh hưởng tới hình ảnh nông sản Việt Nam… sau đó sẽ trình Bộ trưởng Bộ NN&PTNTxem xét loại bỏ”, ông Trung nói.

Theo báo Chính phủ

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Thông báo số 15-TB/BCĐ

Kết luận của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban chỉ đạo tỉnh về phát triển khoa học, công nghệ, ĐMST và CĐS

Thông báo số 339/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc tổng kết các Chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững

Kế hoạch số 344/KH-UBND

Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 329/KH-UBND

Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 01-KH/BCĐTW

về khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số"

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập139
  • Hôm nay32,361
  • Tháng hiện tại562,487
  • Tổng lượt truy cập102,322,030
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Lê Ngọc Huấn - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây