Học tập đạo đức HCM

Lưới rùng tàn sát “rốn cá” miền Tây

Thứ hai - 02/01/2017 10:49
Từ lâu, huyện Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang) được biết đến là “rốn cá” đồng ở miền Tây, cung cấp cho khắp xứ đồng bằng. Thời gian gần đây, việc đánh bắt cá kiểu tận diệt bằng hình thức kéo lưới rùng đã góp phần làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản miệt đồng quê Phụng Hiệp.

Tận diệt cá đồng

Là nông dân không chuyên trong nghề đánh bắt cá, nhưng khi thấy nhiều người dân đánh bắt có hiệu quả, lão nông Trần Văn Bền, xã Bình Thành đã “làm liều” đầu tư gần 2 triệu đồng để mua lưới rùng về đánh bắt.

Theo quan sát của chúng tôi, lưới rùng có chiều dài gần 30m, khi bung ra có thể kéo kín cả một mảnh ruộng khá lớn. Do đặt điểm là lưới có kết cấu dài, mắt lưới nhỏ nên khi kéo, tất cả các loài thủy sản như: Tép cua, ốc, cá, đặc biệt là các loại cá non đều bị thu gom vào lưới. Ông Bền cho biết: “Do mới vào nghề và làm không thường xuyên nên trung bình mỗi ngày ông chỉ đánh bắt được khoảng hai, ba chục kg cá, cua ốc lẫn lộn, ngày thất thu nhất cũng được khoảng 10kg, thu nhập khoảng 200.000 - 350.000 đồng. Đối với những người chuyên đánh bắt, mỗi ngày thu tiền triệu là chuyện thường”.

Do nghề kéo lưới rùng chi phí đầu tư thấp nhưng thu nhập ở mức cao nên nhiều người tham gia, bất chấp quy định cấm. 

Thuyết phục lắm, anh Nguyễn Văn T ở thị trấn Kinh Cùng mới cho chúng tôi tham gia một chuyến kéo lưới, nhưng yêu cầu không được tiết lộ danh tính. Theo anh T, dù biết nghề này bị cấm, nhưng thu nhập cao, trong khi gia đình không có ruộng đất, để nuôi 4 miệng ăn, anh đành chấp nhận nhắm mắt làm liều. “Hôm nay kéo ở cánh đồng này, mai sang cánh đồng khác nên cũng dễ “né” chính quyền địa phương” – anh T tiết lộ.

 luoi rung tan sat “ron ca” mien tay hinh anh 1

Dù bị cấm, nhưng nhiều người dân ở Hậu Giang vẫn dùng lưới rùng để đánh bắt sản. Ảnh: Duy Khánh

Do gia đình chỉ có hai vợ chồng, mà để làm được nghề này cần ít nhất 4 người, nên anh T mạnh dạn thuê thêm 2 “nhân công” với mức giá 150.000 đồng/ngày để phụ trợ. Anh T thật thà nói: “Nghề này chỉ hoạt động được trong những tháng nước nổi, chính vì thế phải tranh thủ kiếm thêm nguồn thu nhập. Mỗi ngày trừ hết các chi phí thuê mướn nhân công, gia đình cũng thu từ 350.000 - 650.000 đồng, khỏe hơn đi làm thuê nhiều”.

Theo thông tin từ người dân ở khu vực cánh đồng ấp Thạnh Mỹ C, xã Bình Thành, vào thời điểm con nước còn mênh mông trên mặt ruộng, từ 16 - 18 giờ hàng ngày có không dưới 5 ghe tụ họp về đây  chuẩn bị đánh bắt. Các sản phẩm đánh bắt được đều có thể phân loại ra bán ở các mức giá khác nhau. Ngay cả các sản phẩm cuối cùng là cá dạt (bao gồm cá non, cá tạp) vẫn có thể bán dưới hình thức cá mồi với mức giá từ 5.000 - 11.000 đồng/kg. 

Bà Nguyễn Thị Trước, ấp Thạnh Mỹ C, xã Bình Thành cho biết: “Mùa này người dân đánh bắt cá bằng lưới rùng nhiều, nhiều đoàn ghe không biết đến từ đâu, chỉ biết ban đêm thì sáng cả cánh đồng”.

 Khó xử lý (!)

“Lưới rùng là một trong những hình thức đánh bắt bị cấm, do cấu trúc của mắt lưới khá nhỏ chỉ vào khoảng 10mm (nhỏ hơn chuẩn quy định).  Hiện nay, vẫn chưa có số liệu thống kê được toàn huyện có bao nhiêu hộ dân tham gia đánh bắt cá bằng hình thức này, nhưng hầu như khắp các cánh đồng trên địa bàn huyện đều có người dân đánh bắt, tập trung nhiều nhất ở các khu vực như: Bình Thành, Hòa An, Kinh Cùng”.

Ông Nguyễn Thế Tự - Phó Phòng NNPTNT huyện Phụng Hiệp

 

Tác hại của lưới rùng trong việc hủy diệt nguồn lợi thủy sản tự nhiên thời gian qua đã bị nghiêm cấm. Nhiều địa phương trên địa bàn huyện Phụng Hiệp đã tuyên truyền, vận động người dân không đánh bắt kiểu tận diệt. Tuy nhiên, theo các ngành chức năng, kiểm soát hình thức đánh bắt này vô cùng… gian nan.

Anh Nguyễn Văn Lộc, ở xã Phương Bình phản ánh: “Những lúc đi ruộng, thấy nhiều người kéo lưới rùng mà thấy nao lòng. Khai thác nguồn lợi thủy sản là một việc làm chính đáng. Nhưng đánh bắt cả những loại cá chưa kịp lớn là một cách làm phản khoa học”.

Còn lão nông Tám Bình (xã Phương Bình) bức xúc: “Đánh bắt thủy sản bằng lưới rùng là một cách khai thác phản khoa học. Hệ quả của việc đánh bắt này là nhiều loài cá nhỏ chưa đến giai đoạn trưởng thành đều tận diệt, gây ảnh hưởng lớn đến môi trường sống của hệ sinh thái các loài thủy sản. Hiện nay số người tham gia đánh bắt thuỷ sản bằng hình thức này ở Phụng Hiệp là khá nhiều nhưng việc phát hiện và xử lý của ngành chức năng như… bắt cóc bỏ

Ông Trần Văn Nghĩa- Chủ tịch UBND xã Bình Thành thông tin: “Địa phương cũng đã triển khai xuống ấp, lồng ghép trong các buổi họp dân để tuyên truyền tác hại của hình thức đánh bắt này. Nhưng thỉnh thoảng vẫn phát hiện người dân lén lút đánh bắt, thường vào thời điểm ban đêm, cũng có trường hợp từ địa phương khác sang đánh bắt, nên rất khó quản lý. Đến nay vẫn chưa xử lý được trường hợp nào”.

Do đặt thù là địa bàn rộng, nhiều kênh rạch, vấn đề kiểm tra, xử lý đối với hình thức đánh bắt này đôi lúc vẫn còn khá hạn chế. Mặt khác do người dân đa phần đánh bắt vào ban đêm và từ các khu vực khác sang địa bàn huyện, nên công tác quản lý cũng gặp nhiều khó khăn.

Ông Trần Không Dận - Phó Chủ tịch UBND huyện Phụng Hiệp thông tin: Mùa lũ hàng năm, thủy sản là một nguồn lợi rất lớn cho người dân. Tuy nhiên không vì thế mà việc đánh bắt một cách tận diệt, vô tội vạ, làm cho môi trường thủy sản mất cân bằng. Thời gian qua ở Phụng Hiệp cũng phát hiện nhiều trường hợp đánh bắt bằng xung điện, ghe cào dùng xung điện hay lưới rùng… Chính vì thế, hiện nay Phụng Hiệp đã tiến hành cũng cố Ban chỉ đạo “Bảo vệ nguồn lợi thủy sản”, giao ngành nông nghiệp huyện thường xuyên tiến hành kiểm tra việc đánh bắt của người dân ở nông thôn. Khi phát hiện sẽ kiên quyết xử lý. “Song song đó, cũng chỉ đạo cho các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân không thực hiện các hành vi đánh bắt sai quy định, bởi ý thức của người dân là quan trọng nhất. Mặt khác cũng sẽ biểu dương khen thưởng cho những cá nhân, tập thể phát hiện và tố giác những sai phạm trong việc khai thác sai, đánh bắt sai quy định. Góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản vốn đang ngày càng cạn kiệt như hiện nay” – ông Dận nhấn mạnh. 

Tác giả bài viết: Duy Khánh

Nguồn tin: danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập305
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại805,766
  • Tổng lượt truy cập90,869,159
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây