Học tập đạo đức HCM

Mô hình mới cho phát triển nông nghiệp tại Thái Bình

Thứ tư - 06/12/2017 10:02
Cách thành phố hơn 20 km, xã Hồng Lý (huyện Vũ Thư) nằm ven sông Hồng. Mỗi ngày, hàng trăm lượt du khách gần xa nườm nượp đổ về xã Hồng Lý để có những trải nghiệm trên cánh đồng hoa cải, rợp sắc vàng óng.
Chị Nguyễn Thị Thảo, du khách từ Thành phố Nam Định cho biết, đây là cánh đồng độc đáo của vùng Đồng bằng sông Hồng. Ba năm trở lại đây, mỗi dịp đến mùa hoa cải, chị và nhiều người bạn đã tìm về đây để thư giãn và lưu lại những hình ảnh đẹp.

Trong ba năm trở lại đây nhiều nông dân tại xã Hồng Lý, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình đã mở ra hướng đi mới làm giàu trên chính mảnh ruộng quê hương. Sau khi thu hoạch vụ mùa, nông dân lại bắt tay gieo trồng cây vụ đông.

Tuy nhiên khác với trước đây, người dân địa phương phát triển diện tích vùng bãi trồng lúa và trồng cây vụ đông thì nay người dân xã Hồng Lý đã mạnh dạn trồng cải - cây vụ đông truyền thống phục vụ phát triển du lịch. Từ cánh đồng này đã giúp những nông dân tại đây tăng thu nhập gấp 2-3 lần so với trồng cây vụ đông thông thường.

Cánh đồng hoa cải rộng hơn 100 ha của người dân xã Hồng Lý, huyện Vũ Thư (Thái Bình) trồng ngay sát bờ sông Hồng chủ yếu với mục đích phục vụ du khách bắt đầu trổ hoa vàng rực. Rất đông người dân địa phương và du khách từ nhiều tỉnh đã về xã Hồng Lý để ngắm cánh đồng hoa cải và chụp hình lưu niệm. Ảnh: Thế Duyệt - TTXVN

Với mức giá 10.000 đồng/lượt, bất kỳ ai cũng có thể trải nghiệm ở cánh đồng hoa đặc sắc này. Ông Nguyễn Đình Lai, thôn Hội Khê, xã Hồng Lý là một trong những người đầu tiên của địa phương mạnh dạn chuyển đổi từ trồng cây cải lấy hạt sang trồng cây làm du lịch như hiện nay.

Ông Lai cho biết, năm nay gia đình ông gieo trồng 4 sào hoa cải, phục vụ du khách tham quan. So với trồng lúa và trồng cây vụ đông truyền thống, phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch cho hiệu quả cao hơn từ 2 đến 3 lần. Trung bình mỗi sào hoa cải, cho gia đình ông thu nhập hàng chục triệu đồng.

Bà Nguyễn Thị Thoa, thôn Hội Khê, xã Hồng Lý phấn khởi cho biết, trước đây trồng cây vụ đông chính là rau cải, phần lớn nông dân phải tự mang đi bán hoặc thương lái thu mua từ đầu ruộng. Tuy nhiên giá cả bấp bênh, không ổn định. Việc chuyển hướng phát triển du lịch như hiện nay giúp gia đình bà Thoa cải thiện thu nhập đáng kể. Trung bình mỗi ngày có khoảng 40-50 lượt khách tới tham quan cánh đồng hoa cải của gia đình bà Thoa.

Cánh đồng hoa cải rộng hơn 100 ha của người dân xã Hồng Lý, huyện Vũ Thư (Thái Bình) trồng ngay sát bờ sông Hồng chủ yếu với mục đích phục vụ du khách bắt đầu trổ hoa vàng rực. Rất đông người dân địa phương và du khách từ nhiều tỉnh đã về xã Hồng Lý để ngắm cánh đồng hoa cải và chụp hình lưu niệm. Ảnh: Thế Duyệt - TTXVN

Đặc biệt, gieo trồng cây cải kỹ thuật đơn giản và vốn đầu tư ít. Sau khi thu hoạch vụ mùa, đầu tháng 10 nông dân bắt đầu xuống giống. Sau hơn một tháng chăm sóc, cây bắt đầu ra hoa và đến thời điểm giữa tháng 11 là lúc cả cánh đồng nở rộ, rợp sắc vàng. Những ngày cuối tuần, nhiều du khách từ các tỉnh lân cận như Hà Nam, Nam Định, Hải Phòng, Hà Nội đã tìm đến tham quan, chụp ảnh. Cao điểm những ngày cuối tuần lượng khách đổ về đây trung bình tới trên 1.000 lượt người.

Đại diện UBND xã Hồng Lý cho biết, từ một vài hộ làm thử nghiệm, đến nay trên địa bàn xã Hồng Lý đã có 100 héc-ta hoa cải, phục vụ phát triển du lịch. Không chỉ có cánh đồng hoa cải, nhiều hộ dân xã Hồng Lý đang tập trung phát triển nông nghiệp song hành với du lịch đồng quê như phát triển cánh đồng hoa hướng dương, cánh đồng hoa tam giác mạch.

Phát triển du lịch sinh thái gắn với tiềm năng nông nghiệp, nông thôn là hướng đi được tỉnh Thái Bình chú trọng. Đây cũng là một trong 5 đột phá được ngành nông nghiệp thực hiện trong năm 2017. Với hướng đi này, người nông dân có thể làm giàu ngay trên chính mảnh ruộng của mình theo cách mới. Tuy nhiên, để hướng đi này phát triển bền vững và tạo thành sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh Thái Bình rất cần có sự định hướng, quy hoạch của các cơ quan chức năng.
Thu Hoài/ Dantocmiennui.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập287
  • Máy chủ tìm kiếm19
  • Khách viếng thăm268
  • Hôm nay79,665
  • Tháng hiện tại784,778
  • Tổng lượt truy cập90,848,171
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây