Học tập đạo đức HCM

Mới mất mùa, giống lúa chưa qua kiểm soát vẫn tiếp tục “luồn” xuống dân

Thứ ba - 18/07/2017 04:10
Dựa vào kế hoạch xây dựng cánh đồng mẫu của mỗi xã, nhiều lô giống thay vì qua kênh phân phối chính thống lại đi trực tiếp từ doanh nghiệp đến tận người dân. Và, chuyện “dở khóc, dở cười”, cơ quan quản lý phải “chạy theo” xe giống để lấy mẫu; hoặc khi nông dân “kêu cứu” thì địa phương mới tá hỏa... làm lại quy trình kiểm tra tỷ lệ nảy mầm.

“Chạy theo” xe giống để… lấy mẫu!

Ước tính lượng giống cần cho vụ sản xuất hè thu (44.177 ha) là 2.650 tấn. Để hạn chế tối đa rủi ro do giống, vật tư gây ra cho người sản xuất, Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Văn Việt yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình SXKD giống trên địa bàn. Trong đó, đặc biệt chú trọng kiểm soát chặt chẽ các lô giống cung ứng, phải có nhãn mác theo đúng quy định, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và hồ sơ quản lý chất lượng...

moi mat mua giong lua chua qua kiem soat van tiep tuc luon xuong dan

Giống lúa phải được cung ứng qua những cơ sở kinh doanh đủ điều kiện do cơ quan quản lý chấp thuận.

Thế nhưng, theo ông Phan Văn Dũng - Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản, Sở NN&PTNT cho biết: “Việc chấp hành báo cáo cơ quan quản lý các lô giống về trên địa bàn của các huyện vẫn chưa đáp ứng. Hầu như ít địa phương chủ động phối hợp với chi cục để lấy mẫu kiểm tra chất lượng trước khi cung ứng cho người dân”.

Theo thông tin từ Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản, mới đây, 30 tấn giống VTNA2 (do Tổng công ty CP Vật tư nông nghiệp Nghệ An cung ứng) trực tiếp cung ứng về Can Lộc, thế nhưng, địa phương này lại không báo cho cơ quan quản lý là Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản như đúng quy trình mà “đi thẳng” xuống người dân. “Đến khi chúng tôi có thông tin thì một lượng giống đã phát về cho bà con rồi, buộc chi cục phải cử cán bộ “chạy theo” lấy mẫu” - ông Dũng cho biết thêm.

Điều đáng nói, Can Lộc không phải là địa phương duy nhất tồn tại thực trạng này. Hiện tại, toàn tỉnh có 132 tấn VTNA2 (khoảng 2.200 ha) được đưa vào sản xuất trong vụ hè thu 2017 thì có khoảng 70 tấn là cung ứng trực tiếp xuống huyện hoặc xã. Và, việc lấy mẫu kiểm tra chất lượng giống của cơ quan chuyên môn đối với lượng giống này vẫn thường “chậm chân” và bị động. Ngoài giống lúa VTNA2 là lớn nhất đối với kênh kinh doanh thị trường, một số loại khác cũng vẫn được các địa phương “âm thầm” đưa vào địa bàn.

Tiềm ẩn “lỗ hổng” quản lý giống…

Trở lại chuyện ở Cẩm Quang, sự việc giống lúa VTNA2 nảy mầm kém khiến cho người dân hoang mang thực chất xuất phát từ… bước “đi tắt” trong cung ứng giống. Theo kết luận của cơ quan chuyên môn, lô giống được gieo cấy tại thôn 10, xã Cẩm Quang vừa qua là do UBND xã trực tiếp lấy về để cung ứng cho người dân thông qua chính sách của huyện. Đáng lẽ, đơn vị đầu mối là Trung tâm Ứng dụng chuyển giao KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện (trung tâm ứng dụng - P.V) phải chịu trách nhiệm, kể cả cung ứng lẫn kiểm tra tỷ lệ nảy mầm trước khi cấp phát cho dân, thì nay, đơn vị này lại chỉ là “chiếc tem” đảm bảo cho giống (có thể chưa qua kiểm soát - PV) “đi tắt” từ doanh nghiệp đến xã.

Ông Dương Văn Tuấn - Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Quang cho hay: “Đó là vùng quy hoạch cánh đồng mẫu của xã nhưng không có hợp đồng bao tiêu sản phẩm cuối vụ. Tổng công ty CP Vật tư nông nghiệp Nghệ An chỉ ký hợp đồng với xã về cung ứng giống”. Xét về quản lý nhà nước, xã không được phép ký kết hợp đồng kinh tế. Trong khi đó, trung tâm ứng dụng không làm đúng quy trình về cung ứng giống. Do đó, dẫn đến hệ quả: Lô giống này không được thử tỷ lệ nảy mầm trước khi cấp phát cho người dân theo đúng quy trình quản lý giống. Mặc dù sau khi xảy ra sự cố, các bên liên quan đã tiến hành thử chất lượng hạt giống. Thế nhưng, đây là quy trình “ngược” và động thái này chỉ có lợi cho doanh nghiệp, còn người dân thì “chờ được vạ, má đã sưng”!

Hiện tại, tình hình sản xuất giống trên địa bàn Hà Tĩnh phần lớn vẫn phụ thuộc vào ngoài tỉnh. Khó khăn lớn nhất trong công tác quản lý là nhiều tổ chức, cá nhân mặc dù không có chức năng kinh doanh giống vẫn trực tiếp ra ngoài tỉnh mua giống về sử dụng thay vì qua các kênh phân phối đã được cấp phép. Trong khi đó, “người trong cuộc” ở các trung tâm ứng dụng vẫn thiếu phối hợp với cơ quan quản lý từ Sở NN&PTNT trong kiểm soát nguồn gốc và chất lượng các loại giống. Những “lỗ hổng” này đang tiềm ẩn những nguy cơ về “vỡ” cơ cấu hay giống kém chất lượng “tuồn” vào đồng ruộng.

Nguyễn Oanh/ Báo Hà Tĩnh

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập463
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm462
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại801,378
  • Tổng lượt truy cập90,864,771
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây